4 lý do khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tốt hơn dự kiến ​​vào năm 2022

Theo Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, nền kinh tế Trung Quốc dường như đang bật lên từ “một cuộc suy thoái nhỏ” và nền kinh tế nước này sẽ tạo ra đột phá trong năm 2022, khi mà nước này nới lỏng chính sách.

Trung Quốc - gã khổng lồ ở châu Á - đã thắt chặt chính sách tiền tệ của mình và đang tìm cách cắt giảm nợ trong lĩnh vực bất động sản. Trung Quốc được cho là cố gắng cắt giảm tỷ lệ nợ trên GDP xuống 10 điểm % vào năm 2021 - một mức độ chưa từng thấy kể từ giai đoạn 2003 - 2007, theo một báo cáo được công bố vào ngày 21/12 của Morgan Stanley.

eaa0f184-8536-11eb-b55b-f690abcc0fed_image_hires_103901.jpg
Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng tốt trong năm 2022.

Tuy nhiên, ngân hàng này cho biết, tốc độ của thắt chặt cắt giảm tỷ lệ nợ quá gây gắt và không xem xét đến mức độ phục hồi trong lĩnh vực tiêu dùng, cái đã bị ảnh hưởng do làn sóng Delta và cách tiếp cận “không Covid” của chính quyền khiến cho lĩnh vực tiêu dùng phát triển theo xu hướng giảm.

Dù vậy, Morgan Stanley cho biết họ đang lạc quan hơn và dự báo tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ tăng lên 5,5% vào năm 2022.

Trước đó, các nhà phân tích dự đoán rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 5% vào năm 2022.

Ngân hàng Deutsche Bank (Đức) ước tính tăng trưởng của Trung Quốc khoảng 5%, trong khi Nomura của Nhật dự báo là 4,3%.

Các nhà phân tích cũng hạ thấp dự báo của họ về GDP năm 2021 của Trung Quốc, với ước tính nằm trong khoảng từ 7,7% đến 8,8%.

Dưới đây là bốn lý do tại sao Morgan Stanley kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ “đi lên” vào năm 2022.

1. Chính quyền tạm dừng thắt chặt chính sách tiền tệ

Ngân hàng Morgan Stanley cho biết, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tạm dừng nỗ lực xóa nợ và bắt đầu nới lỏng cả chính sách tiền tệ và tài khóa trong vài tuần qua.

street-scene-in-beijing.jpg
GDP của Trung Quốc sẽ tăng lên 5,5% vào năm 2022.

Ngân hàng này lưu ý rằng đã có hai đợt cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc gần đây nhằm giải phóng thanh khoản cho nền kinh tế. Sẽ có nhiều khoản cho vay hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho các khoản thế chấp,…

2. Có nhiều hỗ trợ hơn cho các nhà phát triển bất động sản

Trong nửa cuối năm 2021, lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc rơi vào khủng hoảng nợ khi mà những nỗ lực nhằm cắt giảm nợ của Bắc Kinh bắt đầu gặp khó khăn. Chính sách “ba lằn ranh đỏ” của Trung Quốc đặt giới hạn nợ liên quan đến dòng tiền, tài sản và mức vốn của một công ty. Đó như là chiếc “vòng kim cô” kìm hãm các nhà phát triển bất động sản sau nhiều năm tăng trưởng mạnh mà nguyên nhất xuất phát từ các khoản nợ khổng lồ.

Cuộc khủng hoảng thanh khoản bằng tiền mặt của nhà phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới – Công ty Evergrande - khiến công ty này vỡ nợ vào đầu tháng này, trong khi các nhà phát triển khác cũng bắt đầu có dấu hiệu căng thẳng. Một số đã không thể thanh toán lãi suất đúng thời hạn, trong khi một số khác hoàn toàn không thể trả được nợ.

Tuy nhiên, việc hỗ trợ của nhà nước đang đến với sự điều chỉnh lại chính sách hiện đang được tiến hành tốt, theo Morgan Stanley.

Ví dụ, các ngân hàng đã được yêu cầu tăng các khoản vay thế chấp và giảm lãi suất cho vay, trong khi một số thành phố đang nới lỏng các hạn chế mua bất động sản. Morgan Stanley cho biết, nhà chức trách cũng đã công bố kế hoạch triển khai quy trình tái cơ cấu nợ có quản lý để hạn chế rủi ro vỡ nợ.

Niềm tin đã trở lại với các nhà đầu tư trong bối cảnh nguồn vốn đang cạn kiệt. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách hiện đang thực hiện các bước để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài trợ cho các nhà phát triển bất động sản, Morgan Stanley cho biết.

Trong đó bao gồm việc thúc giục các ngân hàng tăng cường cho vay phát triển và dỡ bỏ các hạn chế phát hành trái phiếu trong nước.

3. Mục tiêu năng lượng sẽ 'ít tồi tệ hơn' vào năm 2022

Trung Quốc hạn chế nhập khẩu than của Úc để giảm lượng khí thải carbon đã gây ra tình trạng thiếu điện trên toàn quốc vào đầu năm nay.

106879109-1620303000807-gettyimages-1232191407-china_coal.jpeg
Mục tiêu năng lượng sẽ 'ít tồi tệ hơn' vào năm 2022.

Morgan Stanley cũng lưu ý rằng, các mục tiêu năng lượng, trong đó có việc giảm tiêu thụ điện năng sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng do GDP của Trung Quốc chủ yếu dựa vào sản xuất công nghiệp.

“Tuy nhiên, khi vấn đề thiếu than xuất hiện, các nhà hoạch định chính sách đã can thiệp nhanh chóng và hiệu quả”, ngân hàng viết.

Chính quyền cho biết sẽ có một cuộc "thiết lập lại" các mục tiêu năng lượng vào năm 2022.

Morgan Stanley viết: “Chúng tôi đã chứng kiến ​​sự thay đổi nhanh chóng trong việc sản xuất và cung cấp than với việc các mỏ được khởi động lại và các nhà sản xuất điện được phép tăng giá để bù đắp chi phí đầu vào đang tăng lên”.

4. Xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh vào năm 2022

Ngân hàng này cũng cho biết, phương pháp tiếp cận “không Covid” của Trung Quốc đã ngăn chặn sự gián đoạn đối với hoạt động sản xuất và thậm chí dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu của nước này.

Theo Morgan Stanley, bối cảnh toàn cầu thuận lợi sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại mạnh mẽ hơn nữa.

Tuy nhiên, ngân hàng lưu ý, một yếu tố có thể xảy ra mà các nhà đầu tư thận trọng là, nếu sự gián đoạn chuỗi cung ứng và tắc nghẽn bình thường hóa tiếp tục xảy ra vào năm tới, Trung Quốc có thể từ bỏ thị phần xuất khẩu toàn cầu – 1 trong 4 yếu tố góp vào tăng trưởng GDP của gã khổng lồ này.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương