Dầu ăn góp phần tạo ra món ăn ngon, có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu dùng đúng cách. Nó cung cấp năng lượng, chất béo, hỗ trợ hấp thụ vitamin hòa tan trong chất béo… Tuy nhiên, nếu dùng sai cách thì dầu ăn có thể biến món ăn thành “thuốc độc”. Hãy tự kiểm tra xem bạn có đang mắc 5 sai lầm tai hại khi dùng dầu ăn, đang âm thầm đầu độc bản thân và gia đình dưới đây hay không nhé!
1. Để dầu ăn sôi tới bốc khói
Nhiều người thích xào, nấu ở nhiệt độ cao. Họ đã quen với việc đợi dầu trong nồi chảo bốc khói rồi mới nấu. Cách làm này là phản khoa học. Dầu ăn ở nhiệt độ cao sẽ không chỉ phá hủy chất dinh dưỡng của thực phẩm mà còn tạo ra một số peroxit và chất gây ung thư. Có thể kể tới như Benzopyrene, Acrylamide, Polycyclic aromatic hydrocarbons…
Để dầu ăn sôi tới bốc khói mới bỏ thực phẩm vào nấu là sai lầm nhiều người mắc phải (Ảnh minh họa) |
Bạn nên làm nóng chảo trước rồi đổ dầu vào, chấm đầu đũa gỗ vào trong chảo, nếu thấy bong bóng sủi tăm nhỏ quanh đầu đũa bạn có thể cho thực phẩm vào xào nấu. Ngoài ra, không nên dùng dầu ăn có điểm khói thấp (chịu nhiệt kém, nhanh bốc khói) để chiên rán hay nấu ở nhiệt độ cao.
2. Dùng quá nhiều dầu ăn, nhất là người mắc một số bệnh
Ăn quá nhiều dầu ăn mỗi ngày có thể dẫn đến tăng cân, béo phì và tăng cholesterol xấu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Dầu thừa cũng gây rối loạn tiêu hóa, đầy bụng và lâu dài có thể góp phần vào nguy cơ ung thư. WHO khuyến nghị chất béo nên chiếm khoảng 20-30% tổng lượng calo hàng ngày của mỗi người, bao gồm cả dầu ăn. Cụ thể, người trưởng thành trung bình nên tiêu thụ khoảng 25 - 30g dầu ăn mỗi ngày. Đương nhiên, với những người thừa cân, mắc bệnh tim mạch thì con số còn phải thấp hơn.
3. Dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần
Dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ sinh ra các chất độc hại. Khi dầu ăn bị đun nóng nhiều lần ở nhiệt độ cao, các hợp chất như acrolein, aldehyde, và peroxit có thể hình thành. Chúng gây khó chịu đường tiêu hóa và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường. Vì vậy, chỉ nên sử dụng dầu ăn một lần duy nhất cho mỗi lần chiên. Nếu buộc phải tái sử dụng, hãy lọc sạch cặn thức ăn, bảo quản kín trong ngăn mát tủ lạnh. Trong thời gian ngắn hãy chỉ dùng lại nó 1 lần.
Dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần có thể sản sinh ra "thuốc độc" acrolein, aldehyde... gây ung thư (Ảnh minh họa) |
4. Tự ép dầu hoặc mua ở xưởng thủ công nhỏ lẻ
Dầu ăn tự làm hoặc sản xuất tại các xưởng nhỏ không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và an toàn vệ sinh. Nhiều cơ sở không đảm bảo quy trình lọc sạch và khử mùi cho dầu, dẫn đến việc dầu ăn chứa tạp chất, vi khuẩn và thậm chí cả chất gây ung thư. Nếu không được bảo quản đúng cách, dầu ăn từ xưởng nhỏ dễ bị oxy hóa, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tốt nhất, hãy chọn những loại dầu ăn có thương hiệu uy tín và chứng nhận an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe của gia đình.
5. Để dầu ăn quá lâu, hết hạn không vứt bỏ
Dầu ăn để quá lâu có thể bị oxy hóa, biến chất và gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng hương vị món ăn (Ảnh minh họa) |
Muốn món ăn ngon và sức khỏe tốt, đừng dùng dầu ăn đã hết hạn. Chúng có thể bị biến chất, oxy hóa, sinh ra các chất độc hại và mất chất lượng dinh dưỡng. Ngay cả khi còn hạn cũng không dùng dầu ăn đã mở nắp quá 3 tháng. Do sau khi dầu ăn tiếp xúc với không khí, nó sẽ sản sinh ra peroxit gây hại. Thậm chí phát triển nấm mốc, tạo ra aflatoxin - chất gây ung thư mạnh cho cơ thể con người.
Nguồn và ảnh: NetEase Health, The Paper
Bé 1 tháng tuổi nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người' vì 1 sai lầm khi cắt móng tay
Tỉ lệ tử vong do "vi khuẩn ăn thịt người" có thể lên đến 60%. Do đó, bạn nên hết sức cẩn thận, tránh gặp trường hợp tương tự.