Khuyên chân thành: Mắc 4 sai lầm này khi dùng ấm siêu tốc không khác gì tự uống "thuốc độc"

Ngoài bị bỏng, cháy nổ thì còn một mối lo sức khỏe khác ít ai để ý khi dùng ấm siêu tốc. Đó là uống phải “chất độc” nếu dùng sai cách.

Ấm siêu tốc là thiết bị gia dụng tiện lợi và phổ biến trong nhiều gia đình hiện đại. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng.

Ngoài gây bỏng, cháy nổ, hao phí điện năng, nhanh hỏng thiết bị thì còn có một số sai lầm khi dùng ấm siêu tốc sinh ra độc tố. Khi uống nước chứa độc tố này có thể gây hại cho cơ thể, sinh ra nhiều bệnh tật nguy hiểm. Có thể kể đến như:

1. Chọn ấm siêu tốc có chất liệu không đảm bảo

Nên chọn các loại ấm siêu tốc chất liệu tốt và không để nước quá lâu trong ấm nếu muốn mạnh khỏe (Ảnh minh họa)
Nên chọn các loại ấm siêu tốc chất liệu tốt và không để nước quá lâu trong ấm nếu muốn mạnh khỏe (Ảnh minh họa)

Một số gia đình vì tiết kiệm chi phí đã mua những ấm siêu tốc làm từ vật liệu không đạt tiêu chuẩn. Những sản phẩm này thường có lớp lót từ inox kém chất lượng, không phải là loại thép không gỉ 304 hoặc 316 an toàn cho thực phẩm. Khi đun sôi nước, các nguyên tố kim loại nặng như chì, cadmium có thể bị thôi ra và hòa tan vào nước. Việc sử dụng nước này lâu dài sẽ dẫn đến tích tụ độc tố trong cơ thể, ảnh hưởng xấu đến gan, thận và hệ tiêu hóa.

2. Không làm sạch cặn bám định kỳ

Sau một thời gian sử dụng, lớp cặn màu nâu xám thường xuất hiện dưới đáy ấm. Nếu không vệ sinh định kỳ, cặn này có thể làm giảm hiệu suất đun sôi, đồng thời gây ô nhiễm nước uống, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Lớp cặn chứa nhiều khoáng chất và vi khuẩn, khi vào cơ thể sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, thận và hệ tuần hoàn. Cách tốt nhất là thường xuyên vệ sinh ấm bằng giấm trắng, chanh hoặc vỏ cam, đun sôi rồi để nguội trong 30 phút, sau đó rửa sạch.

3. Đun nhiều lần hoặc để nước trong ấm quá lâu

Nhiều người có thói quen để ấm siêu tốc đun nước lâu hơn cần thiết, để nước qua đêm hoặc đun lại nước đã đun trước đó trong ấm vì tiện lợi, cho rằng ấm siêu tốc đảm bảo vệ sinh. Thực tế, những hành động này không chỉ tiêu tốn điện năng mà còn có thể tạo ra các chất độc hại do sự phân hủy của một số hợp chất trong nước. Đặc biệt, việc đun đi đun lại nhiều lần sẽ làm tăng nồng độ các tạp chất, vi khuẩn, và làm giảm chất lượng nước. Để đảm bảo an toàn sức khỏe, hãy luôn sử dụng nước ngay sau khi đun sôi và tránh để nước qua đêm trong ấm.

4. Dùng ấm siêu tốc bị hỏng hoặc rỉ sét

Sử dụng ấm siêu tốc bị rỉ sét bên trong lòng hoặc có các bộ phận bong tróc là một sai lầm nghiêm trọng mà nhiều người vô tình bỏ qua. Khi ấm bị hỏng, các chất gỉ sét hoặc oxit kim loại từ thanh đốt hoặc lớp lót có thể tan vào nước khi đun sôi. Điều này dẫn đến việc cơ thể hấp thụ các chất độc hại, gây tổn thương gan, thận và hệ tiêu hóa. Chưa kể điều này còn dễ gây chập cháy nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn, nên kiểm tra thường xuyên và thay thế ấm khi có dấu hiệu rỉ sét, hỏng hóc.

Cần thường xuyên làm sạch ấm siêu tốc, nếu phát hiện rỉ sét hãy thay mới để tránh tự uống
Cần thường xuyên làm sạch ấm siêu tốc, nếu phát hiện rỉ sét hãy thay mới để tránh tự uống "chất độc" (Ảnh minh họa)

Ngoài những sai lầm đang tự “đầu độc” sức khỏe kể trên, vẫn có không ít hành vi gây hại khác khi dùng ấm siêu tốc chúng ta cần chú ý. Ví dụ như đổ nước quá đầy, cắm điện rồi mới đổ nước, không rút điện sau khi lấy nước, dùng nước thô để đun uống…

Nguồn và ảnh: The Paper, Sohu

Ngọc Ái

Một nhà 4 người cùng ung thư gan, chuyên gia bước vào bếp đã hét lớn: “Đũa thế này không thay khác gì uống thuốc độc”

Một nhà 4 người cùng ung thư gan, chuyên gia bước vào bếp đã hét lớn: “Đũa thế này không thay khác gì uống thuốc độc”

Đôi khi, tiết kiệm không đúng cách có thể khiến bạn và người xung quanh phải trả giá đắt. Như kiểu tiết kiệm đũa dưới đây đã dẫn tới ung thư gan.