AI chỉ là "bong bóng" mới nổi được mọi người bơm căng lên và sẽ vỡ nở trong tương lai không xa?

Câu hỏi trên đã được trả lời trong tọa đàm "Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đột phá và thách thức" tổ chức vào chiều 19/12.

Chiều 19/12, Tọa đàm "Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đột phá và thách thức" - hoạt động trong chuỗi Tọa đàm "Khoa học vì cuộc sống" thuộc khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2023 đã diễn ra với sự tham dự của nhiều chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực này như: GS. Leslie Gabriel Valiant; TS. Xuedong Huang; TS. Padmanabhan Anandan; TS. Bùi Hải Hưng.

Bên lề tọa đàm, các nhà khoa học cũng đã có những cuộc trao đổi, hỏi đáp nhanh về các vấn đề liên quan đến khoa học nói chung và trí tuệ nhân tạo nói riêng gây chú ý.

- GS. Leslie Gabriel Valiant: Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giáo sư T. Jefferson Coolidge về Khoa học máy tính và Toán ứng dụng tại Đại học Harvard (Hoa Kỳ). Ông được trao tặng giải thưởng A.M. Turing năm 2010 với nghiên cứu về học máy, độ phức tạp tính toán và tính toán song song.

- TS. Xuedong Huang: Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture và Giám đốc Công nghệ của Tập đoàn Zoom (Hoa Kỳ).

- TS. Padmanabhan Anandan: Thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture. Ông là nhà khoa học nổi tiếng toàn cầu về Thị giác Máy tính và Trí tuệ nhân tạo, đã xuất bản hơn 60 bài báo khoa học trên các tạp chí và hội nghị hàng đầu với hơn 18.000 trích dẫn. TS. Anandan là người sáng lập Viện Trí tuệ nhân tạo Wadhwani có trụ sở tại Mumbai, Ấn Độ, nơi ông giữ chức Giám đốc điều hành từ năm 2017-2021.

- TS. Bùi Hải Hưng: Tổng Giám đốc của VinAI (Việt Nam) - Top 20 công ty nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới theo xếp hạng của Thundermark Capital 2022. Trước khi sáng lập và điều hành VinAI. TS. Bùi Hải Hưng đã đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại Google DeepMind, Adobe Research và Phòng nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên của Nuance (Natural Language Understanding Lab).

Các diễn giả tại tọa đàm
Các diễn giả tại tọa đàm "Trí tuệ nhân tạo: Tiềm năng đột phá và thách thức"


AI là hiện tượng hay thực tế của cuộc sống?

Dạo gần đây, chúng ta nói quá nhiều về trí tuệ nhân tạo AI, nhưng có điều chúng tôi luôn thắc mắc liệu AI có thật sự ứng dụng được vào thực tế cuộc sống hay không, hay nó chỉ là "bong bóng" mới nổi được mọi người bơm căng lên và sẽ vỡ tan trong tương lai không xa?

TS Bùi Hải Hưng: Việc mọi người mở điện thoại lên và sử dụng Chat GPT đã chứng minh tính ứng dụng của nó rồi. Nhiều người làm OpenAI cũng ngạc nhiên bởi sự phát triển của trí tuệ nhân tạo ở thời điểm hiện tại bởi chẳng ai ngờ nó lại nhanh đến như vậy. Nói chính xác, AI là hiện thực và nó có thể áp dụng vào trong thực tế. Vậy nên bây giờ, chúng ta cần nghiêm túc hơn trong việc nghiên cứu ứng dụng AI. 

TS Padmanabhan Anandan: Làn sóng AI hiện phát triển khá thành công so với trước đây. Hiện tại AI đã phát triển sâu rộng hơn nhờ những công nghệ vô cùng đột phát. Với câu hỏi trên tôi nghĩ, AI không chỉ là "bong bóng", giấc mơ viển vông nữa đâu mà với đà phát triển như hiện tại, chắc chắn AI sẽ phát triển đầy tiềm năng trong tương lai nữa. 

GS Leslie Gabriel ValiantAI sẽ phát triển với đầy đủ năng lực giống con người để giải quyết các vấn đề. Và tất nhiên sẽ không có mùa đông công nghệ đâu.

Đâu là lĩnh vực cần đến sự hợp lực của AI nhất?

TS Padmanabhan Anandan: AI đang hoạt động ra sao và nó có hữu ích để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo không? - là câu hỏi nhận được sự quan tâm của nhiều người. Tôi tin rằng, AI có thể mang lại lợi ích cho 3 lĩnh vực: Liên quan đến công cụ thiết bị như đọc, x -quang, cộng hưởng từ và AI chắc chắn giỏi hơn con người trong việc phát hiện bệnh của bệnh nhân; Đưa ra hướng dẫn cho người nông dân để trồng trọt tốt hơn. Chẳng hặn, nông dân có thể sử dụng chatbot để dự đoán xem thơi điểm có thể xảy ra dịch bệnh. Hay nói đâu xa trong dịch Covid-19 hoành hành, AI cũng thể hiện hữu ích khi phòng ngừa lây lan đấy thôi.

TS Bùi Hải Hưng: Mọi người vẫn nghĩ về tiềm năng AI thế hệ mới. Với tôi, đây là thời điểm thú vị bởi song song với những lợi ích, là những thách thức chúng ta cần đối mặt. Trong cuộc cách mạng này, ta không nghĩ ta tụt hậu bởi AI là phát hiện khoa học mới, cũng là cơ hội để ta hiểu rõ hơn bản chất của công nghệ. Trong tương lai tôi tin có thể đứng nói tiếng Việt bằng tiếng Việt và có phần dịch tự động sang nước ngoài.

GS Leslie Gabriel Valiant: AI là cơ hội để tạo bình đẳng cho tất cả mọi người. Có thể ứng dụng AI trong giảng dạy, đào tạo máy móc theo nhu cầu con người. Ai cũng có thể tham gia cuộc đua này.

GS Leslie Gabriel Valiant
GS Leslie Gabriel Valiant

Ta có thể đảm bảo AI là công cụ giải mã gen hiệu quả nhất cho tất cả mọi người trên thế giới không? Làm sao đảm bảo AI sẽ không được sử dụng vào những mục đích xấu. 

GS Leslie Gabriel Valiant: AI là công nghệ mạnh như hóa học hay vật lý hạt nhân vậy, mọi thứ đều có 2 mặt của nó và AI cũng không phải ngoại lệ đâu. Bởi suy cho cùng, nó đơn thuần là công nghệ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cùng nhau chung tay để giảm được rủi ro. Nhưng chúng ta cần xác định rõ một điều, AI không có gì khác biệt so với công nghệ khác cả.

TS Padmanabhan Anandan: Tôi đồng ý với GS Leslie Gabriel Valiant. Mọi công nghệ sẽ đều được sử dụng cho cả mục đích tốt và xấu. Vấn đề là chúng ta phải sử dụng nó một cách có trách nhiệm, từ đó giảm thiểu được thông tin sai lệch.

AI được sử dụng trong lĩnh vực nào và lĩnh vực nào khi sử dụng AI phải được kiểm soát nghiêm ngặt vậy? Và khi nào ta phải giám sát ai đó sử dụng AI với mục đích gì?

TS Bùi Hải Hưng: Các nhà khoa học AI cho rằng trí tuệ nhân tạo có nhiều ứng dụng hữu ích. Nhưng việc hoạch định chính sách đối với việc sử dụng AI cần cân nhắc một cách nghiêm túc. Nói trắng ra, AI còn thông minh hơn con người ở khía cạnh nào đó. Nhưng việc giao thoa và hợp tác giữa AI và con người là điều tốt đấy chứ. Bởi khi ấy trong tương lai, mỗi người trong chúng ta đều sẽ có một người trợ lý AI làm bạn đồng hành, từ đó nâng cao năng lực, tăng năng suất lao động.

TS Bùi Hải Hưng
TS Bùi Hải Hưng

Trong tương lai AI tạo sinh có thể thay thế cho bộ não của chuyên gia hàng đầu thế giới để có phác đồ điều trị cho bệnh nhân không?

TS Xuedong Huang: Số lượng công trình mà các vị ở đây đọc, thật ra cũng chỉ hạt cát trong sa mạc mà thôi. Cá nhân con người chỉ giỏi tư cách cá nhân còn AI đứng trên vai người khổng lồ. Ví dụ ở Mỹ khi 1 bệnh nhân gặp bệnh hiểm nghèo, họ đi khám nhiều lần nhưng không phát hiện ra bệnh. Thân nhân gia đình thấy vậy liền hỏi ChatGPT và ChatGPT đưa ra kết quả là bệnh nhân mắc bệnh hiếm gặp. Chính sự chuẩn đoán lâm sàng bước đầy đó sẽ giúp tác sĩ như cách tay phải đắc lực vậy.

Quay trở lại vấn đề nóng nhất hiện nay là làm sao để bảo đảm an toàn trí tuệ nhân tạo được sử dụng cho những mục đích ốt đẹp. Mới đây, tôi có đọc 1 bài trên Tạp chí Nature rằng AI đang tham gia vào việc giải quyết các công trình nghiên cứu khoa học. Đó quả thực là bước tiến mới, nhưng cũng nhân đây có người thắc mắc là mát tính kiểm soát các thuật toán AI thì sao? 

GS Leslie Gabriel Valiant: Ta có thể sử dụng AI để hỗ trợ đưa ra ý tưởng mới. Nhưng con người phải kiểm soát những vấn đề này.

TS Padmanabhan Anandan: Một mệnh đề nữa tôi muốn đưa ra là nếu AI sai sót thì sao? Các hoạt động dựa trên thông tin sai lệch cũng là một vấn thực tế, đặt vấn đề để chúng ta nghiên cứu mọi thứ thấu đáo hơn.

TS Padmanabhan Anandan
TS Padmanabhan Anandan

Huỳnh Đức

Sắp làm đám cưới với người đàn ông một đời vợ, cô dâu hủy hôn sau khi nghe lỏm được cú điện thoại của chồng

Sắp làm đám cưới với người đàn ông một đời vợ, cô dâu hủy hôn sau khi nghe lỏm được cú điện thoại của chồng

Chuyện đám cưới đã quyết nhưng sự dối trá của người đàn ông sớm bị vạch trần đã khiến tất cả mọi thứ chấm dứt.