Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ an toàn, đẹp da, cải thiện sinh lý nữ?

Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ? Ăn gì để bổ sung nội tiết tố nữ?... là những câu hỏi được rất nhiều sự quan tâm của phái đẹp.

Dưới đây là những thực phẩm tự nhiên tuyệt vời, đã được chứng minh có khả năng bổ sung nội tiết tố nữ an toàn, giúp duy trì nhan sắc và sức khỏe cho phái đẹp.

Nội tiết tố nữ giúp duy trì nhan sắc và sức khỏe cho phái đẹp.
Nội tiết tố nữ giúp duy trì nhan sắc và sức khỏe cho phái đẹp.

Khi nào cần bổ sung nội tiết tố nữ?

Nội tiết tố nữ (hay còn gọi là estrogen), là một hormon đại diện cho phái đẹp được tiết ra chủ yếu từ buồng trứng, đóng vai trò quyết định tới giới tính, nhan sắc, sinh lý và sức khỏe của người phụ nữ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, từ sau tuổi 30 và sau khi sinh con, nồng độ nội tiết tố nữ sẽ bắt đầu bị suy giảm. Sự thiếu hụt này ngày càng trở nên nghiêm trọng sau tuổi 35 và hầu như cạn kiệt sau tuổi 50, khiến người phụ nữ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề khó chịu như: vóc dáng sồ sề; da nhăn nheo, nám sạm; tóc khô xơ, gãy rụng; khô âm đạo, giảm ham muốn, khó đạt tới khoái cảm; bốc hỏa, vã mồ hôi, mất ngủ, mệt mỏi, cáu gắt, trí nhớ kém;… Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, chị em phụ nữ trong giai đoạn này nên sớm bổ sung nội tiết tố nữ để cân bằng sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Ăn gì để tăng nội tiết tố nữ?

Estrogen thảo dược hay còn gọi là phytoestrogen, là các hợp chất có cấu trúc phân tử và tác dụng gần giống với estrogen của cơ thể, nhưng được chiết xuất từ nguồn gốc thực vật. Estrogen thảo dược chủ yếu được chia làm 3 dạng: isoflavone, lignan, costume, trong đó dạng isoflavone được xem là dễ hấp thu nhất và an toàn nhất cho cơ thể. Loại Lignan và costume thì ít được ứng dụng hơn do khả năng hấp thu hạn chế và tiềm ẩn ít nhiều nguy cơ mà khoa học chưa đánh giá được đầy đủ.

Đậu nành là loại thực vật chứa hàm lượng estrogen thảo dược cao nhất.
Đậu nành là loại thực vật chứa hàm lượng estrogen thảo dược cao nhất.

Top 4 thực phẩm giàu estrogen thảo dược nhất bao gồm:

Đậu nành (đậu tương)

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong các loại thực vật, đậu nành được đánh giá là loại thực vật chứa hàm lượng estrogen thảo dược cao nhất. Trong đậu nành có chứa hoạt chất isoflavon (estrogen thảo dược) có cấu trúc phân tử gần giống estrogen của cơ thể nên có tác dụng bù đắp thiếu hụt estrogen cho cơ thể. Đặc biệt isoflavone có thể bổ sung estrogen khi thiếu và đào thải khi dư thừa không gây ứ đọng trong cơ thể. Cứ trong 100g đậu nành có chứa 103.920 mcg Estrogen thảo dược. Hoạt chất isoflavone này sẽ dồi dào nhất vào giai đoạn hạt đậu nành nảy mầm.

Ăn đậu nành giúp tăng nội tiết tố nữ tự nhiên. Đây chính là lý do vì sao trong bữa ăn hàng ngày của chị em, thường có mặt các chế phẩm của đậu nành như: bột mầm đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ....  Tuy nhiên, không phải chế phẩm nào từ đậu nành, mầm đậu nành cũng có hiệu quả cao trong việc bổ sung nội tiết tố nữ. Đậu phụ, sữa đậu nành, bột mầm đậu nành, giá mầm đậu nành đều là những dạng bào chế thô sơ, có hàm lượng isoflavone không cao, khó hấp thụ, chỉ nên coi như 1 liệu pháp dinh dưỡng mang tính chất bổ trợ thêm phần nào, còn khó có thể cung cấp đủ lượng estrogen cơ thể cần.

Vì vậy để có thể cải thiện nội tiết tố nữ hiệu quả, các nhà sản xuất đã tìm cách chiết xuất và cô đặc thành dạng tinh chất mầm đậu nành với hàm lượng isoflavone (estrogen thảo dược) cao hơn, dễ hấp thụ hơn được đóng dưới dạng viên nang dễ bảo quản và mang theo với giá thành cũng khá hợp lý. Đây cũng là biện pháp được các chuyên gia khuyên dùng.

Hạt lanh chứa hàm lượng phytoestrogen cao, trong 100g hạt lanh có 379.380 mcg estrogen thảo dược.
Hạt lanh chứa hàm lượng phytoestrogen cao, trong 100g hạt lanh có 379.380 mcg estrogen thảo dược.

Hạt lanh

Hạt lanh chứa hàm lượng phytoestrogen cao, trong 100g hạt lanh có 379.380 mcg estrogen thảo dược. Tuy nhiên estrogen thảo dược có trong hạt lanh lại dưới dạng lignan khó hấp thụ hơn isoflavon trong đậu nành nên ít được ứng dụng hơn.

Mè (vừng)

Hạt mè cũng có chứa một lượng nhỏ estrogen thảo dược. Trong 100g hạt mè chứa 8008mcg estrogen thảo dược dưới dạng lignan.

Tỏi

Tỏi cũng có chứa phytoestrogen cao hơn nhiều loại thực phẩm khác, trong 100g tỏi có 603,3mcg Phytoestrogen, loại isoflavone. Tuy nhiên, nếu mong muốn ăn tỏi để bổ sung đủ estrogen thảo dược cho cơ thể thì khá là khó, vì lượng estrogen trong tỏi chỉ bằng 1/172 lượng estrogen thảo dược có trong hạt đậu nành. Chưa kể để ăn được 100gr tỏi đã là không dễ dàng.

Trong 100g hạt mè chứa 8008mcg estrogen thảo dược dưới dạng lignan.
Trong 100g hạt mè chứa 8008mcg estrogen thảo dược dưới dạng lignan.

Cách tăng nội tiết tố nữ hiệu quả nhất bằng thực phẩm

Top 4 thực phẩm kể trên đã được chứng minh là chứa hàm lượng estrogen thảo dược dồi dào, nhưng trên thực tế các chuyên gia cho biết việc sử dụng chúng trong bữa ăn hàng ngày chỉ có thể giúp phụ nữ bổ sung được một lượng nội tiết tố rất nhỏ, chưa đủ để giải quyết các vấn đề do thiếu hụt nội tiết tố gây ra. Đòi hỏi phải sử dụng một thời gian rất dài với khối lượng rất lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. 

Do đó, tại Hội nghị Sản phụ khoa Việt – Pháp – châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 16, các chuyên gia khuyến cáo, để đạt hiệu quả cao trong việc làm đẹp, cải thiện sức khỏe, phụ nữ nên sử dụng các viên uống từ tinh chất mầm đậu nành, vì chúng đã được trải qua quá trình bào chế, cô đặc hoạt chất một cách công phu, hiện đại.

AN LY (t/h)

Chăm chỉ “chuyện ấy” giúp tránh xa loạt bệnh nguy hiểm

Chăm chỉ “chuyện ấy” giúp tránh xa loạt bệnh nguy hiểm

Bạn có biết, “chuyện ấy” không chỉ giúp gắn kết hai người với nhau mà còn rất tốt cho sức khỏe thể chất của bạn?