- Trong hầu hết các món ăn hàng ngày, chúng ta đều phải sử dụng đến muối, dường như nó là một gia vị không thể thiếu theo nhiều cách. Muối không những giúp tạo thêm hương vị cho món ăn mà nó còn có tác dụng bảo quản thức ăn khi hút nước ra khỏi thực phẩm, ngăn sự phát triển của vi khuẩn - chẳng hạn như các món muối chua hoặc ướp muối; tạo kết cấu cho thực phẩm - ví dụ, khi nướng bánh, người ta phải cẩn thận khi sử dụng muối trong các công thức nấu ăn cần men; hoặc thậm chí là để tăng cường vị ngọt, đó là lý do tại sao chúng ta có các hương vị như caramel mặn. Nó cũng trung hòa các hương vị đắng trong rau họ cải và ô liu.
Vì vậy, lúc nào trong căn bếp của mỗi gia đình cũng có một lọ muối. Chính vì chúng ta sử dụng muối thường xuyên đến vậy nên nếu không được bảo quản cẩn thận, nó cũng có thể vô tình trở thành một nguồn "thuốc độc" dễ dàng đi vào cơ thể và gây bệnh.
Dưới đây là 3 thói quen xấu khi bảo quản muối được chuyên gia cảnh báo, cứ duy trì chúng thì muối ở nhà sớm muộn gì cũng trở thành "thuốc độc" cho sức khỏe.
1. Đựng muối trong lọ kim loại
Nhiều người cho muối vào lọ kim loại khi bảo quản. Mặc dù lọ kim loại này trông rất đẹp mắt, bền chắc nhưng thực tế nó không phải là một lựa chọn tốt. Một số người có thể thắc mắc: Trước đây chúng tôi luôn đựng muối vào lọ kim loại, có sao đâu? Trên thực tế, bản thân muối là một chất có tính kiềm. Nếu muối được cho vào lọ kim loại, phản ứng hóa học có thể xảy ra, từ đó giải phóng các chất có hại cho cơ thể con người.
Nếu sử dụng hộp kim loại trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trên thị trường có rất nhiều loại lọ đựng muối bằng kim loại, thậm chí một số hộp đựng bằng kim loại còn chứa cả sắt. Đừng coi thường loại lọ này, vì sắt trong những lọ kim loại này sẽ phản ứng hóa học với ion clorua trong muối tạo thành sắt clorua. Chất này không chỉ làm thay đổi màu muối mà còn khiến muối trở nên độc hại hơn.
2. Đựng muối trong lọ không có nắp đậy hoặc có lỗ hổng
Đựng muối trong lọ không có nắp đậy hoặc có các lỗ đục sẵn để khi dùng chỉ việc rắc muối ra, không cần mở nắp, quả thực rất tiện lợi. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản muối theo cách này.
Bởi vì không khí thường chứa đầy các phân tử hơi nước và bản thân muối có tính hút ẩm cao. Nếu muối được đựng trong lọ không đậy nắp hoặc có lỗ hổng, muối có thể hút ẩm từ môi trường, ảnh hưởng đến chất lượng và mùi vị của muối.
Ngoài ra, bảo quản muối theo cách này cũng có thể khiến một số côn trùng nhỏ hoặc bụi rơi vào. Hãy tưởng tượng khi đang thêm muối, đột nhiên chúng ta phát hiện xác côn trùng chết hoặc một lớp bụi bay vào mắt, ai còn dám ăn nữa! Để đảm bảo an toàn cho muối, chúng ta vẫn cần cho muối vào lọ đựng có nắp đậy để tránh những trường hợp như vậy một cách hiệu quả.
3. Đặt muối ở nơi ẩm ướt hoặc có ánh nắng mặt trời
Bạn có để ý không, muối trong bếp thường bị vón cục. Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do muối được đặt ở góc ẩm ướt. Ai có kinh nghiệm đều biết rằng bản thân muối có khả năng hút ẩm rất mạnh, độ ẩm không khí ở những góc ẩm tương đối cao. Nếu đặt muối ở đây, vấn đề vón cục có thể xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng của muối.
Ngoài việc bị vón cục, môi trường ẩm ướt còn có thể sinh ra nhiều vi khuẩn và vi sinh vật khác. Muối nếu để lâu trong môi trường này có thể bị nhiễm bẩn và sinh ra một số chất có khả năng gây hại cho cơ thể. Vì vậy, bạn nên để muối ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Dù vậy, bạn cũng không nên đặt muối ở nơi có ánh nắng mặt trời. Nghiên cứu cho thấy muối iốt mất rất nhiều iốt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ngay cả khi bạn đang bảo quản muối chưa tinh chế, không có chất phụ gia, thì bạn vẫn không nên để muối tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tránh làm mất các chất cần thiết cho cơ thể có trong muối.
Nguồn và ảnh: 163, Healthline
Người đàn ông đột tử dù khám sức khỏe bình thường, bác sĩ chỉ ra 2 sai lầm tai hại nhiều người mắc phải
Kết quả khám sức khỏe bình thường nhưng tính mạng của bạn vẫn có thể gặp nguy hiểm nếu mắc phải 2 sai lầm tai hại này.