Bất động sản Thủ Thiêm đi vào ngõ cụt khi giá đã quá cao

Với việc "tháo chạy" của Tân Hoàng Minh ở Thủ Thiêm, Ngân sách Nhà nước sẽ không thu được khoản tiền 24.500 tỉ đồng trên. Đồng thời, kéo theo hàng loạt các hệ lụy khác từ vụ hủy cọc của Tân Hoàng Minh làm bất động sản quanh vùng đi vào ngõ cụt.

sau sự kiện đấu giá đất "khủng" ở Thủ Thiêm, mặt bằng giá ở TP Thủ Đức đã tăng mạnh, các chủ nhà đất cũng đang rao bán các sản phẩm căn hộ, đất nền mới mức giá tăng 15-20%. Chẳng hạn, trên trục đường Trương Văn Bang, phường Thạnh Mỹ Lợi đã tăng khoảng 150 triệu đồng/m2, từ mức 300 - 350 triệu đồng/m2, lên ngưỡng 450 - 500 triệu đồng/m2. Tại khu Đông Thủ Thiêm, Nam Rạch Chiếc, Cát Lái, Đảo Kim Cương trước kia được giao dịch 160 - 164 triệu đồng/m2 thì nay đã rao bán 200 - 250 triệu đồng/m2…

Về hệ lụy cho thị trường bất động sản, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh nhìn nhận, việc xin bỏ cọc lô đất đấu giá của Tân Hoàng Minh sẽ làm cho giá cả thị trường khu vực Thủ Thiêm sẽ xuống và dần dần trở lại mặt bằng cũ. "Thực ra, trong những ngày vừa qua, những người bán đất Thủ Thiêm "hét" giá tăng 30,40 đến 60%, đẩy thị trường bất động sản nơi đây vào ngõ cụt. Vì giá bị đẩy lên trên cao, chẳng ai mua, mà cũng không ai bán.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản TP.HCM (HoREA) cho rằng, kết quả trúng đấu giá 4 lô "đất vàng" ở Thủ Thiêm (TP.HCM) có thể đã bị đẩy lên mức quá cao so với giá trị thực tại thời điểm hiện tại, gây bất lợi cho sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bất động sản. Tiếp đó, việc một số doanh nghiệp có thể "lợi dụng" giá trúng đấu giá rất cao để xin định giá lại tài sản, nhất là tài sản thế chấp, đánh "vống" giá trị tài sản nhà đất để được vay thêm, "rút ruột" ngân hàng, hoặc để "làm sạch" bảng cân đối tài chính. Cũng theo ông Châu, đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm quá cao có thể tác động tiêu cực lan tỏa đến tất cả các phân khúc thị trường bất động sản theo hiệu ứng "bình thông nhau" gây trở ngại cho việc thực hiện mục tiêu kéo giảm giá nhà ở thương mại, trước hết là mục tiêu phát triển "nhà ở thương mại giá phù hợp" tại TP.HCM.

Bên cạnh đó, người mua cũng như người bán đều lắng nghe cả. Người bán xem có bán có hớ không? Người mua càng thấy mình phải "lắng nghe" nhiều hơn vì tự dưng phải bỏ ra một đống tiền thì lại tăng vậy xem có vô lý không?", ông Thịnh nêu. Cũng theo vị chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, việc đấu giá đưa ra mức quá cao rồi hủy cọc gây nhiều hậu quả cho xã hội. Kết quả đấu giá không chỉ người dân hay nhà đầu tư mà Chính phủ và Nhà nước thấy vô lý.

"Chúng ta cần xem xét việc đặt cọc đã ổn chưa? Việc mà xử lý với người hủy cọc cần phải có biện pháp như lần sau không cho doanh nghiệp đó tiếp tục đấu giá. Chúng ta không nên chỉ dừng lại trong việc hủy cọc rồi mất cọc. Bởi hủy cọc mất mỗi tiền cọc nhưng họ có thể bán được nhiều lô đất lời hơn", ông Thịnh nói.

Tại phiên thảo luận tại tổ chiều 4/1 về gói chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc cho biết: Trái phiếu doanh nghiệp huy động vốn đạt trên 155.000 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với trước đây. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn tồn tại những lỗ hổng, hiện nay Bộ Tài chính đang đề nghị Thủ tướng Chính phủ sửa lại Nghị định 153/2020/NĐ-CP Quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp.

Theo đó, lỗ hổng được Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhắc đến đó là việc doanh nghiệp không đủ điều kiện nhưng vẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo, chiếm dụng vốn của các nhà đầu tư khác và có thể làm nhiễu loạn thị trường. "Chúng tôi phải siết lại để làm lành mạnh trên thị trường chứng khoán. Vì có những trường hợp vốn vay gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu nhưng vẫn phát hành trái phiếu doanh nghiệp để lấy tiền về để buôn bán bất động sản,… Chẳng hạn đấu giá đất Thủ Thiêm là một điển hình đối với việc làm nhiễu loạn thị trường", ông Phớc đề cập.

Trước câu hỏi của phóng viên về dấu hiệu nhiễu loạn thị trường của vụ đấu giá đất Thủ Thiêm bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói thêm: Thị trường hiện nay đang giao dịch với mức giá như thế này, trong khi giá của "anh" đưa ra tăng gấp 3, 4 thậm chí nhiều lần rõ ràng là vấn đề bất thường. Còn bất thường như thế nào phải chờ thanh tra kiểm tra mới rõ.

Theo TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới chưa có cuộc đấu giá đất nào như trường hợp đấu giá đất Thủ Thiêm 2,4 tỷ đồng/m2. "Chỉ cần điều tra nguồn tiền, số tiền này lên tới tỷ USD chứ không phải 1.000 tỷ đồng tiền Việt, ngân hàng nào cung cấp", ông Nghĩa nói. Về động thái "nâng" giá cao trong phiên đấu giá đất Thủ Thiêm, theo TS Nghĩa "những người đó" có thể một lúc đạt được ba mục đích.

Người mua cũng như người bán đều lắng nghe cả. Người bán xem có bán có hớ không? Người mua càng thấy mình phải "lắng nghe" nhiều hơn vì tự dưng phải bỏ ra một đống tiền thì lại tăng vậy xem có vô lý không?", ông Thịnh nêu.

Tổng Hợp