Bất động sản tuần qua: Sốt đất Cần Giờ - Hóc Môn, điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng

Giới đầu tư săn lùng đất ngoại ô Hà Nội, sốt đất Cần Giờ - Hóc Môn hay điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng,... là những thông tin nổi bật bất động sản tuần qua.

Giới đầu tư bất động sản săn lùng đất ngoại ô Hà Nội

Theo Báo Đầu tư Chứng khoán, chỉ trong thời gian ngắn, giá nhà đất khu vực vùng ven Hà Nội đã tăng và sức nóng còn lan tỏa ra các tỉnh lân cận.

Với đất thổ cư, các chủ đất hoặc môi giới rao bán với giá lên tới 60-70 triệu đồng/m2 tùy vị trí gần trục đường chính hay không. Các mảnh nhỏ hơn nằm sâu trong ngõ nhỏ hoặc hình dạng không vuông vắn cũng “hét” giá tối thiểu 30-35 triệu đồng/m2.

image-tinnhanhchungkhoan-vn_z-b-9195(1).jpg
Thông tin rao bán đất được treo khắp nơi trên đại lộ Thăng Long. Ảnh: Đầu tư Chứng khoán.

Tương tự, mật độ dân cư ngày một dày đặc cũng đã đẩy giá đất khu vực trục đường Quốc lộ 32 thuộc địa phận huyện Hoài Đức tăng nhanh.

Xem chi tiết >>>

Cần Giờ có gì mà đề xuất làm sân bay?

Sở GTVT TP.HCM mới đây có đề xuất nghiên cứu bổ sung sân bay nhỏ ở Cần Giờ để tăng kết nối từ Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) tương lai, thúc đẩy phát triển du lịch.

san-bay-can-gio-1-.jpg

Thông tin từ CafeLand, ông Vương Quang Hưng, Trưởng phòng Xây dựng Đường bộ Sở GTVT TP.HCM đề cập về các đơn vị tư vấn nghiên cứu bổ sung sân bay cỡ nhỏ (sân bay trực thăng) cho huyện Cần Giờ.

Theo ông Hưng, huyện Cần Giờ ngoài lợi thế sở hữu khu du lịch lớn đến 2.800 ha, đây cũng là một trong 4 khu đô thị mới được đề xuất quy hoạch. Việc bổ sung sân bay sẽ tăng phương thức kết nối giao thông từ Cảng hàng không quốc tế Long Thành (Đồng Nai) đến khu du lịch Cần Giờ; đáp ứng nhu cầu dịch vụ, du lịch và phát triển kinh tế, xã hội khu vực.

Cần Giờ có tiềm năng để phát triển du lịch biển và du lịch sinh thái nhờ hệ thống rừng ngập mặn rộng lớn. Thế nhưng, hàng chục năm qua huyện đảo duy nhất của TP.HCM vẫn chưa thể trở mình như kỳ vọng.

Xem chi tiết >>>

Vingroup sắp ra mắt "thành phố không ngủ" quy mô 1.000 ha tại Phú Quốc

Ngày 21/4/2021, Tập đoàn Vingroup sẽ chính thức khai trương “Trung tâm giải trí nghỉ dưỡng Phú Quốc United Center” tại Bắc đảo Ngọc.

a1-1-(1).png

Với quy mô lên đến hơn 1.000 ha, sở hữu hàng nghìn hạng mục vui chơi giải trí kỷ lục và hệ sinh thái nghỉ dưỡng, mua sắm hoạt động 24/7, Phú Quốc United Center sẽ là siêu quần thể không ngủ đầu tiên tại Việt Nam, đưa Phú Quốc trở thành “điểm đến quốc tế mới” tại Châu Á.

Xem chi tiết >>>

Thủ tướng duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2045

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, chiều 15/3, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký Quyết định số 359/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng đến 2030, tầm nhìn 2045, thông tin từ Báo Đầu tư.

media-baodautu-vn_dn.jpg

Đà Nẵng cũng sẽ thiết lập hai vành đai kinh tế. Thứ nhất là Vành đai phía Bắc - Vành đai Công nghiệp công nghệ cao và Cảng biển – Logistics. Thứ hai là Vành đai phía Nam – Vành đai Đổi mới sáng tạo và Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Về định hướng hạ tầng kỹ thuật, phải tiếp tục nâng cấp, mở rộng sân bay Đà Nẵng đạt công suất 30 triệu hành khách/năm. Bên cạnh đó còn có đầu tư xây dựng nhà ga đường sắt mới, cảng Liên Chiểu, chuyển dần cảng Tiên Sa thành cảng du lịch…

Theo nội dung đồ án, giai đoạn 2020-2025, Đà Nẵng cần hơn 232.000 tỷ đồng đầu tư, và giai đoạn 2025-2030, Đà Nẵng cần thêm vốn đầu tư hơn 63.000 tỷ đồng nữa. Tổng cộng, cần có 295.000 tỷ đồng để hiện thực hóa quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030.

Xem chi tiết >>>

Tung chiêu thổi giá, đất vùng ven dậy sóng

Theo Báo Tiền Phong, chưa bao giờ, thị trường đất nền vùng ven lại sôi động như hiện nay khi vừa ra Tết, hàng loạt các dự án đồng loạt chào hàng.

Tại địa phương nào, đội ngũ “cò” bất động sản lập tức chạy hết công suất quảng bá dự án, câu kéo khách bằng đủ chiêu trò khiến thị trường sôi sục, giá tăng loạn xạ.

athay_xkll.jpg
Môi giới đổ xô về Bắc Giang làm thị trường dù dự án chưa chính thức mở bán. Ảnh: Báo Tiền Phong.

Thị trường bất động sản năm 2021 sẽ còn nhiều khó khăn, thử thách đặc biệt khi dịch bệnh đang bùng phát trở lại. Tuy nhiên, nhà đất vẫn là kênh đầu tư được người dân lựa chọn và là hướng trú ẩn an toàn trong bối cảnh như hiện nay. Dịch chuyển về vùng ven vẫn là xu hướng đầu tư dẫn dắt của thị trường trong năm nay.

Xem chi tiết >>>

Khánh Hòa quyết di dời resort chắn biển, trả lại bãi biển cho người dân

Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, khu nghỉ dưỡng Ana Mandara phải di dời trong năm 2021, những công trình còn lại không đúng quy hoạch tỉnh cũng sẽ thu hồi, theo VTC News.

Nổi bật nhất trên bãi biển Nha Trang là khu du lịch Ana Mandara và khu Evason Ana Mandara của Công ty TNHH Sovico Khánh Hòa. Đây là khu resort quy mô, bề thế với diện tích rộng hơn 26.000m2, kéo dài khoảng 400m và nằm sát bờ biển Nha Trang. 

image-vtc-vn_nha-trang-2-14171682-1-.jpg

Ngoài khu nghỉ dưỡng Ana Mandara, tại bờ biển Nha Trang còn tồn tại một số công trình chắn biển. Trong ảnh là khu Sailing Club đi vào hoạt động từ năm 1994. Khu này rộng khoảng 2.400m2 gồm công trình chính là nhà hàng được làm bằng chất liệu gỗ, mái tranh.

Xem chi tiết >>>

Gỡ khó cho 61 dự án bất động sản đang “mắc kẹt”

Trên địa bàn TP.HCM hiện có khoảng 61 dự án bất động sản đang bị “mắc kẹt” do vướng mắc thủ tục pháp lý. Quá trình này kéo dài không chỉ gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường bất động sản, theo CafeLand.

thao-go-kho-khan(1).jpg

UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo yêu cầu các sở ngành có liên quan rà soát, phối hợp để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn về thủ tục pháp lý cho 61 dự án bất động sản trên địa bàn.

Cụ thể, UBND TP.HCM giao Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, báo cáo Tổ công tác đầu tư TP.HCM xem xét giải quyết 61 hồ sơ dự án do sở Xây dựng chuyển sang để tháo gỡ cho doanh nghiệp trước 15/4. Sở Xây dựng có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ cho sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch Kiến trúc quan tâm nội dung vướng mắc về chỉ tiêu quy mô dân số trong quá trình tham mưu về quy hoạch kinh tế xã hội của TP.HCM, quy hoạch chung TP.HCM.

Thường trực UBND TP.HCM sẽ xem xét giải quyết những nội dung thuộc thẩm quyền, các nội dung ngoài thẩm quyền và báo cáo xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành Trung ương.

Xem chi tiết  >>>

Huyện Hóc Môn được lợi gì sau khi trở thành quận?

Theo lộ trình Sở Nội vụ đề xuất, trong giai đoạn 2021-2025, các huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh sẽ được chuyển thành quận hoặc thành lập thành phố thuộc TP.HCM.

Trao đổi với Zing NewsBí thư Huyện ủy Hóc Môn Trần Văn Khuyên nhận định dù là huyện duy nhất đạt 30/30 tiêu chí để hình thành quận, quá trình chuyển mình của huyện Hóc Môn sẽ còn nhiều thách thức.

tp.hcm_1_.jpeg
Giai đoạn 2021-2025, huyện Hóc Môn, Nhà Bè, Bình Chánh có thể trở thành quận hoặc thành lập thành phố phía bắc như TP Thủ Đức ở phía đông TP.HCM. Ảnh: Zing News.

"Việc chuyển từ huyện thành quận là điều mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và người dân huyện Hóc Môn. Nhưng nếu không nhận được sự hỗ trợ lớn từ thành phố, huyện khó trở thành quận vào năm 2025 như lộ trình đề ra", Bí thư Huyện ủy Hóc Môn chia sẻ.

Xem chi tiết >>>

Hạ tầng kích hoạt, bất động sản Đồng Nai trở thành tâm điểm của thị trường

Bất động sản Đồng Nai đang được ví như “thỏi nam châm” thu hút nhà đầu tư nhờ sự xuất hiện của sân bay quốc tế Long Thành và hàng loạt dự án hạ tầng quy mô lớn. Trong đó, đất nền đang là phân khúc được nhiều khách hàng lựa chọn.

unnamed-13-(1).jpg

Theo đó, những tuyến đường huyết mạnh, công trình giao thông quan trọng nối Đồng Nai với các tỉnh lân cận đã và đang triển khai như: Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, cao tốc Bến Lức-Long Thành, cao tốc Dầu Giây-Liên Khương, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Vành đai 3, đường Vành đai 4…

Một trong những điểm nhấn mà Đồng Nai đang triển khai tạo cú hích mạnh mẽ với thị trường bất động sản, hấp dẫn các nhà đầu tư chính là công trình cầu Vàm Cái Sức nối với Hương lộ 2 dài 17km nối điểm đầu quốc lộ 51 với cao tốc Long Thành – Dầu Giây.

Xem chi tiết >>>

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cảnh báo giá đất bị đẩy trước thông tin chuyển 5 huyện thành quận

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, Đề án chuyển một số huyện thành quận giai đoạn 2021 - 2030 đang trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, chưa được phê duyệt.

Tại buổi làm việc với Sở Nội vụ để duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2021 vào ngày 18/3, ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, việc chuyển huyện thành quận cần phải có lộ trình rõ ràng, phải căn cứ vào các tiêu chí theo quy định, có quy hoạch đàng hoàng và thể hiện trong đề án.

image-tinnhanhchungkhoan-vn_chu-tich-nguyen-thanh-phong-canh-bao-gia-dat-bi-day-truoc-thong-tin-chuyen-5-huyen-thanh-quan-9172(1).jpg
Chủ tịch UBND TP.HCM chỉ đạo cần có những thông tin rõ ràng, tránh kẻ xấu lợi dụng thông tin để đẩy giá đất.

Lấy ví dụ từ thực tế khi sáp nhập 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức thành TP.Thủ Đức, có miếng đất từ vài chục triệu đồng/m2 đã tăng giá lên hơn 100 triệu đồng/m2.

Xem chi tiết >>>

Địa ốc miền Trung gượng dậy

Các doanh nghiệp bất động sản miền Trung đang dồn sức cho hoạt động đầu tư ngay từ đầu năm với kỳ vọng lấy lại những gì đã mất trong cơn bão Covid năm ngoái, theo Báo Đầu tư Chứng khoán.

Xem chi tiết >>>

(Tổng hợp)

THUẬN TIỆN