Độ dung nạp khác nhau
Phải có cách sử dụng rượu, bia với liều lượng hợp lý để vừa được giao lưu với nhau trong những ngày vui, dịp lễ, Tết mà vẫn không gây hại đến sức khỏe.
Có ba con đường chuyển hóa rượu ở trong cơ thể người là tại gan, qua tuyến mồ hôi trên da, và thông qua hệ hô hấp. Trong đó, khoảng 90% là chuyển hóa thông qua hệ thống men của gan.
Khi uống rượu quá nhiều, quá nhanh vượt khả năng phân hủy của men hay thiếu hụt một phần hay hoàn toàn men chuyển hóa sẽ rơi vào tình trạng say rượu.
"Thuốc giải rượu" thực chất là để tăng cường chức năng hoạt động của hệ thống men gan, từ đó tăng phân hủy rượu, giúp mau tỉnh táo, loại bỏ cảm giác nôn nao kéo dài sau khi uống rượu.
Song khả năng của gan có hạn, nó chỉ sản sinh lượng enzyme nhất định mỗi giờ, ứng với lượng cồn nhất định được chuyển hóa, vì vậy nếu uống quá nhiều gan sẽ không kịp sản xuất.
Một người có say hay không say phụ thuộc vào nồng độ ethanol trong máu. Khi nồng độ ethanol trong máu từ 0,05 - 0,1% thì bắt đầu xỉn nhẹ, khi đạt 0,3% sẽ có dáng đi loạng choạng, nói năng không kiểm soát (trạng thái say rượu), và khi đạt trên 0,5% thì nguy cơ cao sẽ chết. Khả năng dung nạp ethanol ở mỗi người cũng không giống nhau.
Cẩn trọng với rượu từ cồn công nghiệp
Rượu công nghiệp thường có hàm lượng methanol cao, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí tử vong. Để hạn chế mua phải rượu công nghiệp, thứ nhất chúng ta không nên mua rượu không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trôi nổi ngoài thị trường.
Mặc dù methanol hay ethanol khi ngộ độc lúc đầu đều biểu hiện giống nhau là hạ thân nhiệt, hạ huyết áp. Tuy nhiên, ngộ độc methanol quá trình diễn tiến nửa ngày sau hoặc 1 đến 2 ngày sau mới có biểu hiện.
Nếu bệnh nhân thấy mờ mắt, mệt mỏi, thở nhanh, chậm chạp, thậm chí hôn mê, có thể có nôn ọe thì lúc này đã là giai đoạn muộn khi bị ngộ độc. Do đó, điều cần chú ý tiếp theo đó là nếu cảm thấy bất thường, mệt mỏi nhiều thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra ngay không nên tự điều trị ở nhà.
Giải rượu an toàn
Uống nước lọc
Nước lọc giúp bù đắp lượng nước đã mất, đồng thời pha loãng nồng độ cồn trong máu giúp đỡ say hơn. Không nên sử dụng những đồ uống có ga hoặc nước soda vì những đồ uống này sẽ làm hàm lượng carbon dioxide trong dạ dày và ruột non, làm tăng nguy cơ ngộ độc cho cơ thể.
Nước gừng
Gừng có vị nóng làm cho các mạch máu lưu thông tốt hơn, từ đó hóa giải nhanh chất cồn trong cơ thể. Có thể cho thêm vào nước gừng nóng một thìa nhỏ mật ong để có thể hấp thụ nhanh và giúp giải say rượu.
Nước chanh, nước cam
Chanh và cam có chứa hàm lượng vitamin C cao giúp giảm cơn say và làm cơ thể tỉnh táo trở lại. Ngoài ra, khi say rượu thường kéo theo khát nước nên uống nước chanh, nước cam giúp giải cơn khát hiệu quả.
Bánh mì, ngũ cốc
Bánh mì chứa một lượng lớn carbon có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thụ hết chất cồn, ngăn ngừa hiệu quả tình trạng say rượu. Thêm vào đó, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều vitamin B1 - giúp hạn chế triệu chứng nôn nao.
Cháo trắng
Cháo là một món ăn dễ chế biến, dễ ăn và dễ hấp thụ rất phù hợp với người bị say rượu. Thêm nữa, trong gạo cũng chứa carbon, có khả năng hấp thu cồn trong rượu.
Sử dụng ibuprofen để giảm đau
Say rượu nôn uống gì thì nhiều bác sĩ khuyến khích người bệnh nên sử dụng ibuprofen thay vì acetaminophen để giảm đau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ibuprofen có thể tạo cảm giác khó chịu cho niêm mạc dạ dày ở một số người.
Ăn từng miếng nhỏ thức ăn nhẹ
Bạn cũng nên ăn một chút đồ ăn nhẹ chẳng hạn như bánh quy giòn, bánh mì nướng hoặc nước sốt táo để duy trì năng lượng. Tuy nhiên, hãy đợi một khoảng thời gian sau khi bạn đã nôn để giảm khả năng kích thích phản xạ nôn trở lại.
Nghỉ ngơi đủ
Không chỉ quan tâm đến việc say rượu nôn uống gì mà lúc này bạn cũng cần phải nghỉ ngơi đầy đủ. Đây là một phương pháp hiệu quả trong việc giảm buồn nôn khi say rượu. Thời gian nghỉ ngơi và giấc ngủ đầy đủ có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn.