Biến chủng Omicron gây rủi ro đến triển vọng phục hồi kinh tế

Hàng nghìn chuyến bay bị hủy. Các kế hoạch trở lại văn phòng bị xếp lại. Các buổi biểu diễn trên sân khấu Broadway đã kết thúc. Apple đóng cửa hàng ở New York do COVID-19.

Sự xuất hiện của biến thể Omicron từ tháng 11/2021 đang giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế thế giới ngay khi đại dịch bước vào năm thứ ba như một lực cản đối với tăng trưởng và tác nhân gây ra lạm phát.

Theo CNN, sự gián đoạn lần này là khác nhau. Các loại vaccine và thuốc tăng cường được cung cấp rộng rãi, các triệu chứng của biến thể Omicron dường như nhẹ hơn so với các biến thể trước đó và các quan chức chính phủ sẽ không bắt buộc đóng cửa nền kinh tế.

Tuy nhiên, tốc độ đáng kinh ngạc mà Omicron đang lan nhiễm gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho các gia đình và doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới.

61ccbf6e92269.image.jpg
Người dân đi ngang qua một con phố vắng và Nhà hát Radio City Music Hall bị đóng cửa do các trường hợp gia tăng của COVID-19 vào ngày 23/12/2021 tại Thành phố New York. Ảnh: Getty Images

Bà Kathryn Wylde - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Partnership for New York City - chia sẻ: “Đây chắc chắn là một bước thụt lùi cho sự phục hồi kinh tế."

Khi số ca nhiễm COVID-19 mới tăng đột biến, nhiều công ty đã yêu cầu nhân viên văn phòng ở nhà, khiến các ông chủ và các doanh nghiệp địa phương hy vọng sẽ có nhân viên trực tiếp trở lại vào tháng Giêng này một lần nữa không thể thực hiện được.

Những cơn ác mộng ở sân bay

Tình trạng hỗn loạn do dịch bệnh được thể hiện rõ ràng nhất ở các sân bay. Chỉ riêng trong ngày 28/12, hơn 2.000 chuyến bay đã bị hủy trên khắp thế giới. Một phần nguyên nhân là số lượng phi hành đoàn nhiễm COVID-19 tăng cao.

Các chuyến bay bị hủy này đến vào thời điểm bận rộn nhất trong năm cho việc đi lại bằng đường hàng không, một phần là do sự gia tăng đột biến của các thành viên phi hành đoàn, điều này đang gây thêm căng thẳng cho tình trạng thiếu lao động trong ngành. Kết hợp với thời tiết khắc nghiệt, các vấn đề đã gây ra cơn ác mộng cho vô số du khách Mỹ trong kỳ nghỉ lễ này.

1000-16404937223921173501399.jpeg
Hành khách tại sân bay Logan, thành phố Boston, bang Massachusetts, Mỹ sau khi nhiều chuyến bay bị hủy. Ảnh: AP

Ông David Kelly - chiến lược gia trưởng tại JPMorgan Funds - bình luận: "Cả thế giới đang mệt mỏi với điều này. Nó dẫn đến sự thất vọng quốc tế đối với các chính phủ không thể kiểm soát nó".

Trong một nỗ lực để giảm bớt căng thẳng cho nền kinh tế, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ hôm 27/12 đã rút ngắn thời gian khuyến cáo mọi người nên cách ly sau khi xét nghiệm dương tính với COVID-19 nếu họ không có triệu chứng.

Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, nói với CNN: “Chúng tôi muốn mọi người quay trở lại với công việc, đặc biệt là những công việc thiết yếu, để giữ cho xã hội vận hành trơn tru."

Nhà hàng, văn phòng ngừng hoạt động

Trong khi đó, các nhà hàng - một trong những ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch - cũng đang lao đao vì biến thể Omicron.

Trong tuần kết thúc vào ngày 13/11, số lượng thực khách ngồi tại các nhà hàng ở Mỹ chỉ giảm 5% so với cùng kỳ năm 2019, theo OpenTable.

Nhưng lượng đến nhà hàng đã chậm lại đáng kể sau sự xuất hiện của Omicron vào cuối tháng 11. Trong tuần kết thúc vào ngày 27/12, số lượng thực khách đặt chỗ ngồi đã giảm 27% so với hai năm trước đó, OpenTable cho biết.

gettyimages-1207357007-1000x645.jpg
Quang cảnh một nhà hàng trống. Ảnh: AFP

Bà Aneta Markowska, nhà kinh tế trưởng tại Jefferies, nhận định khi những văn phòng như của Jefferies đóng cửa, các quán cà phê và dịch vụ toàn nhà cũng phải dừng hoạt động, giáng thêm đòn vào nền kinh tế.

Trong một diễn biến khác, các công ty công nghệ lớn như Amazon, Facebook và Twitter cũng không tham gia Hội chợ Điện tử Tiêu dùng - hội chợ thương mại thường niên được tổ chức bởi Tổ chức Công nghệ Tiêu dùng.

Ngay cả tàu điện ngầm ở thành phố New York cũng bị cắt giảm hoạt động do tình trạng thiếu nhân viên do dịch COVID-19 gây ra.

Nhiều nhà kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022. Bà Markowska cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ chỉ tăng trưởng 1,5% trong quý I/2022, mức tồi tệ nhất kể từ khi kinh tế bắt đầu phục hồi từ giữa năm 2020.

Ông Mark Zandi - nhà kinh tế trưởng của Moody’s Analytics - cũng chuẩn bị hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2022. Nguyên nhân là ảnh hưởng từ biến thể virus mới và kế hoạch chi tiêu thất bại của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

“Chúng có thể không đủ để đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. Tuy nhiên, những điều này sẽ cản trở làn sóng phục hồi”, ông giải thích.

Liệu chủng Omicron có gây thêm xáo trộn chuỗi cung ứng?

Một ẩn số quan trọng là mức tăng đột biến mới nhất trong các trường hợp COVID-19 có ý nghĩa như thế nào đối với lạm phát và chuỗi cung ứng chao đảo.

Làn sóng Delta xuất hiện vào đầu năm nay đã tạo thêm áp lực đáng kể cho chuỗi cung ứng khi công nhân bị ốm, đặc biệt là tại các nhà máy ở châu Á.

Không có quốc gia nào trong năm 2021 thoát khỏi vấn đề gián đoạn chuỗi cung ứng. Tại Anh, nguồn cung nhiên liệu cạn kiệt vì không đủ tài xế chở hàng sau Brexit. Các hãng điện tử và ôtô thì thiếu chip nhớ - sản phẩm sản xuất chủ yếu tại Đài Loan và Hàn Quốc.

106974180-1636640680601-gettyimages-1236496792-qingdao_port.jpeg
Các tàu chở hàng bốc dỡ container tại cảng container ngoại thương của Qingdao Port ở Qingdao, tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, ngày 11/11/2021. Ảnh: Getty

Các công ty từ Anh, Đức đến Ai Cập, Peru phải vật lộn với thiếu nguyên liệu thô và cảnh báo tình trạng giá cao kéo dài.

Giới quan sát cho rằng chuỗi cung ứng khó có thể được gỡ nút sớm. Các chuyên gia logistics từ Los Angeles đến Rotterdam gần đây cảnh báo việc tắc nghẽn sẽ khó dịu bớt cho đến năm 2023.

Với nhiều công ty, tình hình này khiến họ phải nghiêm túc đánh giá lại chuỗi cung ứng. Trong ngắn hạn, họ sẽ phải xây thêm kho chứa hàng, khiến họ tốn thêm chi phí và gánh thêm rủi ro trong bối cảnh đại dịch vẫn chưa chấm dứt.

Còn quá sớm để kết luận về việc Omicron có chặn đứng quá trình phục hồi của chuỗi cung ứng toàn cầu hay không. Tình trạng tắc nghẽn chuỗi cung ứng là nguyên nhân chính dẫn đến mức lạm phát kỷ lục tại Mỹ.

“Một trở ngại lớn là tình trạng gián đoạn sản xuất ở các nước khác, sự thiếu hụt tài xế xe tải và nhân viên kho bãi”, ông Gus Faucher - nhà kinh tế trưởng tại PNC cho biết.

“Omicron khiến mọi người không thể trở lại là việc. Điều đó làm trầm trọng thêm vấn đề của chuỗi cung ứng và đẩy giá lên cao”, ông nói thêm.

NGỌC CHÂU

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương