Bộ Khoa học công nghệ công bố tiêu chuẩn quốc gia với bánh trung thu

Nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, mới đây Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đối với bánh trung thu gồm bánh nướng (TCVN 12940:2020) và bánh dẻo (TCVN 12941:2020).

Trước đây, do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể áp dụng cho sản phẩm bánh nướng, bánh dẻo, nên việc quản lý chất lượng được quản lý theo tiêu chuẩn của các dòng bánh khô (bánh quy). Điều này khiến các doanh nghiệp sản xuất không thể xây dựng tiêu chuẩn cho sản phẩm của mình một cách đồng nhất, các cơ quan chức năng cũng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi lựa chọn bánh trung thu, người tiêu dùng không nên chỉ dựa vào cảm quan mà cần quan tâm thêm tới các tiêu chí: sản phẩm có nguồn gốc, có thương hiệu, thời hạn sử dụng, chỉ tiêu dinh dưỡng, chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi lựa chọn bánh trung thu, người tiêu dùng không nên chỉ dựa vào cảm quan mà cần quan tâm thêm tới các tiêu chí: sản phẩm có nguồn gốc, có thương hiệu, thời hạn sử dụng, chỉ tiêu dinh dưỡng, chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mới đây, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) đối với bánh trung thu gồm bánh nướng (TCVN 12940:2020) và bánh dẻo (TCVN 12941:2020). Bộ Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) được công bố theo Quyết định số 2169/QĐ-BKHCN về bánh nướng, bánh dẻo chính thức có hiệu lực ngay dịp Tết trung thu năm 2020. 

Theo bộ tiêu chuẩn quốc gia đối với bánh nướng và bánh dẻo, bột mì phải đáp ứng quy định trong TCVN 4359 (CODEX STAN 152) áp dụng cho bột mỳ sử dụng trực tiếp làm thực phẩm, được chế biến từ hạt lúa mì thông thường; dầu ăn phải đáp ứng quy định trong TCVN 7597:2018. Việc sử dụng đường cũng phải đáp ứng các yêu cầu quy định trong TCVN 6958 (tiêu chuẩn áp dụng cho đường tinh luyện sản xuất trực tiếp từ mía, từ đường thô hoặc các nguyên liệu khác), hoặc TCVN 7968 (tiêu chuẩn áp dụng cho các loại đường dùng được sử dụng mà không cần chế biến tiếp theo, bao gồm các loại đường được bán trực tiếp cho người tiêu dùng và đường được sử dụng như là thành phần trong thực phẩm) CODEX STAN 212;

Đồng thời, các nguyên liệu được sử dụng làm nhân bánh trung thu (đậu, hạt sen, nấm, mỡ lợn, thịt, thủy sản, trứng, mật ong...) dù có nguồn gốc từ động vật hay thực vật phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và an toàn để dùng làm thực phẩm.

Bộ tiêu chuẩn này cũng áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu bánh nướng, bánh dẻo bán tại thị trường trong nước, nhằm kiểm soát và hạn chế các sản phẩm bánh trung thu nhập lậu giá rẻ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ. 

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khi lựa chọn bánh trung thu, người tiêu dùng không nên chỉ dựa vào cảm quan mà cần quan tâm thêm tới các tiêu chí: sản phẩm có nguồn gốc, có thương hiệu, thời hạn sử dụng, chỉ tiêu dinh dưỡng, chỉ tiêu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm ghi trên nhãn theo quy định hay không? Điều kiện bảo quản, bày bán sản phẩm cũng rất quan trọng, sản phẩm xuất xưởng có chất lượng tốt nhưng bày bán trên các hè phố nóng và bụi sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bánh và không ai có thể đảm bảo về an toàn thực phẩm. Đối với bánh mua bán trực tuyến, người mua càng cần phải cân nhắc lựa chọn những địa chỉ uy tín. Không sử dụng nếu thấy bao bì rách, bánh bị dập nát biến dạng, bánh có màu sắc khác thường, thiu, ẩm mốc... Đặc biệt, rửa tay sạch trước khi cắt, chia bánh và trước khi ăn bánh.

Minh Khang (t/h)

Bánh Trung thu với muôn kiểu nhân 'độc lạ'

Bánh Trung thu với muôn kiểu nhân 'độc lạ'

Với hình dạng vẫn là chiếc bánh trung thu nhưng bên trong lại là nhân của loại bánh khác chẳng hạng như bánh chuối dừa, bánh Hàn Quốc, bánh bao,...