Hiện nay càng ngày càng có nhiều người phụ nữ bị mắc kẹt trong chính gia đình của mình, họ bị bạo hành bằng nhiều hình thức khác nhau. Khi bị bạo hành tâm lý chung của các chị em là lo sợ cho bản thân cũng như con cái hoặc những thành viên khác trong gia đình (ví dụ như cha, mẹ, anh, chị, em của họ). Với một số người, khi bị bạo hành sẽ có tâm lý e dè, xấu hổ, họ không có ai để trợ giúp họ vượt qua tình trạng bạo hành này cũng như không biết phải đi đến đâu.
Các cơ sở trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình gồm thực hiện chăm sóc, tư vấn, tạm lánh, hỗ trợ các điều kiện cần thiết khác gồm: Cơ sở khám chữa bệnh; cơ sở bảo trọ xã hội; hỗ trợ và tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình, nhà tạm lánh.
Nhà tạm lánh được xây dựng với mô hình hỗ trợ về vật chất sinh hoạt, tư vấn tâm lý, trang bị kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, căng thẳng... từ đó tiến hành hòa giải, trở về nhà. Nếu hòa giải không thành công, cán bộ địa phương sẽ hỗ trợ về mặt pháp lý để giúp nạn nhân.
Khi gặp tình trạng bạo hành gia đình phụ nữ hoặc người chứng kiến hành vi cần phải kịp thời ngăn chặn hành vi bạo hành và thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền. Một số địa chỉ có thể tố giác bao gồm Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo hành gia đình; Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo hành gia đình; Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học; Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo hành gia đình; Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo hành gia đình; Tổng đài điện thoại quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình.
Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo hành gia đình đến địa chỉ quy định nêu trên thực hiện theo các hình thức sau đây: Gọi điện, nhắn tin; gửi đơn, thư; trực tiếp báo tin.
Vụ người phụ nữ tố chồng bạo hành ở Hải Dương: Các cấp Hội phụ nữ vào cuộc
Hội LHPN đã chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ phối hợp Ngôi nhà Bình yên - mô hình nhà tạm lánh của TW Hội LHPN Việt Nam - vào cuộc.