Cách cúng tạ đất cuối năm Tân Sửu 2021 đầy đủ nhất

Lễ tạ đất là nghi thức quan trọng từ lâu đời được nhiều gia đình Việt thực hiện để kết thúc năm cũ và chào đón năm mới với nhiều tài lộc, may mắn. Vậy Cúng tạ đất vào ngày nào? Cách thực hiện nghi thức cúng ra sao?

1. Cúng tạ đất cuối năm ngày nào?

Trước kia, lễ tạ đất cuối năm hay lễ cúng Thổ Công là một lễ riêng, thường được làm trước, rồi mới làm lễ cúng ông Công ông Táo. Nhưng theo nhiều chuyên gia tâm linh, lễ tạ Thổ Công là lòng thành của gia chủ, không bắt buộc nên hiện nay, đa số các gia đình đều nhập lễ tạ đất vào lễ cúng ông Công ông Táo.

Tựu chung lại, lễ tạ đất cuối năm có 2 thời điểm có thể tiến hành: 

- Một là làm gộp vào lễ tiễn Táo Quân về chầu trời (23 tháng Chạp âm lịch).

- Hai là tiến hành vào một ngày nào đó phù hợp tính từ sau Rằm tháng Chạp và trước ngày ông Công ông Táo về trời. 

2. Cúng tạ đất cuối năm có ý nghĩa gì?

Theo tín ngưỡng châu Á, Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần) cai quản một vùng đất nào đó. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai như xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì ta phải cúng vị thần này.

Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình, đó là lý do khi sắp xếp bát hương khi đứng ở ngoài nhìn vào thì: Bát hương thờ Thổ Công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về.

Lễ tạ này mang ý nghĩa tri ân chư vị Thổ Thần đã hộ trì cho mình. Nếu làm lễ thì có thể làm ngay tại ban thờ Phật nhà mình. Chúng ta bạch thỉnh các vị ấy lên và bạch nôm na như thế này: "Hôm nay là ngày cuối năm 23 tháng Chạp, chúng con sắm sửa mâm cơm chay tịnh.

Trước là cúng dường trên mười phương chư Phật, chư Bồ tát, Thánh Hiền; thứ nữa là cúng dường cho hết thảy chư vị chư thiên, chư thần, Thổ Thần, Thổ địa, Long Thần ở đây, mong các vị hộ trì cho chúng tôi".

Rồi sau đó chúng ta phát nguyện sám hối, tụng kinh, bố thí, phóng sinh để hồi hướng phúc báu cho họ. Tuy nhiên, việc tri ân không bắt buộc, nếu chúng ta không có thời gian thì cũng không sao cả.

Mỗi vùng miền lại có một cách cúng khác nhau, ví dụ những người Hoa Kiều và một số người miền Nam thường khi cúng Thổ Công thì ăn trước một miếng trước bàn thờ Thổ Công (vì theo một vài sự tích thì Thổ Công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn). Người miền Bắc thì vẫn cúng như bình thường.

3. Cúng tạ đất cuối năm Tân Sửu ngày nào đẹp?

Tính từ sau Rằm tháng Chạp Tân Sửu đến lễ tiễn Công ông Táo về chầu trời, có 5 ngày dưới đây có thể tiến hành cúng tạ đất cuối năm.

- Ngày 16 tháng Chạp (tức 18/1/2021 dương lịch), ngày Tân Mùi. Giờ đẹp: Mão (5h-7h), Tỵ (9h-11h), Thân (15h-17h), Tuất (19h-21h).

- Ngày 17 tháng Chạp (tức 19/1/2021 dương lịch), ngày Nhâm Thân. Giờ đẹp: Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).

- Ngày 20 tháng Chạp (tức 22/1/2021 dương lịch), ngày Ất Hợi. Giờ đẹp: Thìn (7h-9h), Ngọ (11h-13h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h).

- Ngày 21 tháng Chạp (tức 23/1/2021 dương lịch), ngày Bính Tý. Giờ đẹp: Mão (5h-7h), Ngọ (11h-13h), Thân (15h-17h), Dậu (17h-19h).

- Ngày 23 tháng Chạp (tức 25/1/2021 dương lịch), ngày Mậu Dần. Giờ đẹp: Thìn (7h-9h), Tỵ (9h-11h), Mùi (13h-15h), Tuất (19h-21h)

4. Sắm lễ cúng tạ đất cuối năm

Dưới đây là cách sắm nghi thức tạ đất cuối năm đối với gia đình có một bàn thờ gồm 3 lư hương thờ: Quan Đương Xứ Thổ Địa Chính Thần, Hội đồng gia tiên và Bà Cô Tổ dòng họ.

- Nhang thơm.

- Hoa tươi: 10 bông hoa hồng đỏ, chia làm 2 lọ, đặt 2 bên bàn thờ.

- 3 lá trầu và 3 quả cau cành dài, đẹp.

- 2 đĩa trái cây đặt ở 2 bên bàn thờ.

- 2 đĩa xôi trắng to đặt ở 2 bên bàn thờ.

- Gà luộc để nguyên con rồi bày lên đĩa to (loại gà trống thiến hoặc gà giò) hoặc có thể thay bằng chân giò lợn (chân trước) luộc chín (không quan trọng chân phải hay chân trái).

- 0,5 lít rượu trắng và 3 chén nhỏ đựng rượu.

- 10 lon bia và 6 lon nước ngọt bày ở 2 bên bàn thờ.

- 1 bao thuốc lá và 1 gói chè.

- Vài loại bánh kẹo đặt trong đĩa to.

Lưu ý: Ở một số gia đình thường có đèn thờ thì không cần phải dùng nến cốc. Nếu không có đèn thờ thì phải dùng đôi nến khi thắp hương làm lễ.

Ngoài ra, phần mã cần chuẩn bị:

- 6 con ngựa, trong đó: 5 con ngựa 5 màu (đỏ, xanh, trắng, vàng, chàm tím) cùng với 5 bộ mũ, áo, hia (loại nhỏ).

- Kèm theo ngựa là cờ lệnh, kiếm, roi.

- Mỗi ngựa trên lưng đặt 10 lễ tiền vàng. 1 con ngựa đỏ to hơn 5 con ngựa trên, cũng kèm theo mũ, áo, hia nhưng to hơn và cờ, roi, kiếm.

- 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng).

- 1 đĩa đựng 50 lễ vàng tiền (dâng lên gia tiên).

5. Văn khấn cúng tạ đất cuối năm

NAM-MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT!

Con kính lạy:

- Quan đương xứ thổ địa chính thần

- Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, nhằm tiết... Chúng con là:.....

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ thần linh Thổ Địa.

Gia đình chúng con nhờ có duyên lành mà đến an cư lạc nghiệp nơi này. Đội ơn thần linh Thổ địa che chở, ban ân, đất này được phong thủy yên lành, khí sung, mạch vượng, bốn mùa không hạn ách tai bay, tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Trong ngoài ấm êm, toàn gia mạnh khỏe.

Nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng tôn kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức.

Cung kính nghĩ rằng thần linh Thổ địa sẽ tùy duyên ứng biến phù hộ cho gia đình chúng con được an cư, đạt được những điều mong ước, cho nhà cao cửa rộng, cho tăng tài tiến lộc, cho nhân vật hưng long.

Âm dữ dương đồng, dốc lòng cầu khấn, cúi xin soi tận, ý khẩn tâm thành.

Kính thỉnh Bản gia tiên tổ liệt vị chân linh đồng lai hâm hưởng.

* Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!

AN LY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương