Trong thông báo công bố ngày 12/10, British Airways cho biết ông Cruz đã đảm nhận cương vị này trong 4,5 năm và người thay thế ông là Sean Doyle, chủ sở hữu hãng hàng không giá rẻ Aer Lingus.
“Chúng tôi đang giải quyết cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất phải đối mặt trong ngành công nghiệp của mình và tôi tin tưởng rằng những hoạt động quảng bá nội bộ này sẽ đảm bảo IAG có vị trí vững chắc để vươn lên ở một vị trí vững chắc”, Giám đốc điều hành IAG, Luis Gallego cho biết.
Sự bùng phát của COVID-19 đang gây ra khủng hoảng vận tải hàng không nghiêm trọng toàn thế giới.
“Tôi muốn cảm ơn Alex vì tất cả những gì ông ấy đã làm tại British Airways. Ông đã làm việc không mệt mỏi để hiện đại hóa hãng hàng không trong những năm trước lễ kỷ niệm 100 năm thành lập. Kể từ đó, ông ấy đã dẫn dắt hãng hàng không trải qua một giai đoạn đặc biệt khắt khe và đã đảm bảo các thỏa thuận tái cấu trúc với đại đa số nhân viên, ông Gallego nói.
Giám đốc điều hành Hãng hàng không British Airways Alex Cruz. Ảnh: AFP. |
Ông Doyle đã làm việc với nhiều vai trò khác nhau tại British Airways, trước khi được bổ nhiệm vào ủy ban quản lý điều hành của hãng hàng không vào năm 2016 với tư cách là giám đốc mạng lưới, đội bay và liên minh.
Ông trở thành giám đốc điều hành của Aer Lingus vào tháng 1/2019.
“Ông Sean Doyle có nhiều kinh nghiệm tại British Airways khi đã làm việc ở đó 20 năm trước khi chuyển đến lãnh đạo Aer Lingus gần 2 năm trước, nơi ông ấy đã hoàn thành xuất sắc công việc. Tôi tự tin rằng điều đó sẽ tiếp tục tại British Airways,” Gallego của IAG nói.
British Airways hiện đang trong quá trình cắt giảm 13.000 việc làm, tương ứng 1/3 lực lượng lao động của hãng trên toàn thế giới. Bản thân ông Cruz hiện chưa đưa ra bất cứ thông báo nào về quyết định của mình.
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cuối tháng 9 công bố báo cáo cho biết vận tải hàng không trong tháng 8 vừa qua - tính theo công thức doanh thu từ số hành khách nhân với số km (RPK) - đã giảm 75,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Thực trạng gia tăng số ca nhiễm COVID-19 từ đó đến nay cùng với việc thêm nhiều chính phủ siết chặt các biện pháp hạn chế đã gây trở ngại lớn đối với khả năng phục hồi mạnh của ngành vận tải hàng không.
IATA dự báo tới năm 2024, lĩnh vực vận tải hàng không thế giới sẽ không thể phục hồi về các mức tăng trưởng ghi nhận trước khi bùng phát đại dịch COVID-19 và ngành này sẽ thất thu 419 tỷ USD trong năm nay do đại dịch.
COVID-19 khiến hơn 40 hãng hàng không thế giới dừng hoạt động kể từ tháng 1/2020 Theo công ty chuyên về dữ liệu di chuyển Cicirum 43 hãng hàng không thương mại đã dừng hoạt động kể từ tháng 1 năm nay, so với 46 hãng trong cả năm 2019 và 56 trong năm 2018. Theo định nghĩa Cicirum, một hãng hàng không dừng hoạt động là một hãng hàng không đã ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc tạm ngừng hoạt động. Brendan Sobie, một nhà phân tích độc lập của Sobie Aviation cho biết: “Nếu không có sự can thiệp từ Chính phủ, chúng ta lẽ ra sẽ có hàng loạt vụ phá sản trong 6 tháng đầu của cuộc khủng hoảng này. Thay vào đó, số vụ phá sản vẫn còn đang trong tầm kiểm soát và rất ít hãng sụp đổ.” Sobie Aviation cho biết nhiều hãng hàng không vốn đã gặp khó khăn trước khi đại dịch ập đến, nhưng hiện giờ “khả năng sống sót” của các hãng này còn cao hơn nhờ sự trợ giúp của Chính phủ. Trong tổng số 43 hãng bay dừng hoạt động trong năm 2020, 20 hãng trong số này có ít nhất 10 máy bay so với 12 hãng trong năm 2019 và 10 hãng trong năm 2018, dữ liệu của Cicirum cho thấy. “Mặc dù chúng tôi đã thấy ít hãng hàng không gặp sự cố hơn trong năm nay, nhưng số lượng các hãng hàng không khai thác từ 10 máy bay trở lên đã nhiều hơn những gì chúng tôi thấy trong sáu năm qua. Vì vậy, rõ ràng là đại dịch đang ảnh hưởng đến các hãng hàng không lớn hơn và khiến họ thất bại,” Morris nói. Do đó, một số lượng lớn máy bay cũng đã ngừng hoạt động. Khoảng 485 tàu bay đã “nằm đắp chiếu” trong năm 2020, cao hơn mức 431 của năm 2019 và 406 của năm 2018. |