Chấn thương do sử dụng điện thoại di động khi di chuyển đang có xu hướng tăng nhanh ở giới trẻ.

Những chấn thương vùng cổ, đầu và các bộ phận cơ thể khác có xu hướng tăng mạnh từ khi điện thoại thông minh ra đời.

Điện thoại di động thực sự là một vấn nạn, không chỉ về mặt nghĩa bóng. Một cuộc khảo sát thực hiện tại phòng cấp cứu quốc gia cho thấy tỉ lệ chấn thương vùng cổ, mặt, mắt, mũi, tai và đầu đang tăng mạnh trong vòng 20 năm qua. Đặc biệt, những người bị chấn thương thường ở độ tuổi từ 13 đến 29 đều do sử dụng di động gây sao nhãng khi lái xe hay đi bộ.

Nhắn tin khi di chuyển khá phổ biến trong giới trẻ (Ảnh minh họa)
Nhắn tin khi di chuyển khá phổ biến trong giới trẻ (Ảnh minh họa)

Những chấn thương này hết sức đa dạng từ vết cắt trên mặt, đầu cho tơi thâm tím phần não hay thương tổn nội tạng. Tuy chúng không quá trầm trọng nhưng thường có hậu quả lâu dài. Những vết sẹo trên cơ thể hay thương tổn vùng mặt sẽ gây lo lâu và giảm sự tự tin. Nghiên cứu cũng cho thấy một năm, hệ thống chăm sóc sức khỏe Hoa Kỳ đã phải tiêu tốn khoảng 3 tỷ đô cho việc sửa chữa thương tổn vùng mặt.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí JAMA, những chấn thương vùng đầu và cổ bắt đầu xuất hiện thường xuyên từ năm 2007 khi Apple ra mắt chiếc iPhone đầu tiên. Theo các tác giả của nghiên cứu này, chính sự đa dạng về chức năng của chiếc smartphone chính là yếu tố gây sao nhãng người sử dụng.

Điện thoại thông minh ra đời kéo theo nhiều hệ lụy, đặc biệt đối với lớp trẻ (Ảnh minh họa)
Điện thoại thông minh ra đời kéo theo nhiều hệ lụy, đặc biệt đối với lớp trẻ (Ảnh minh họa)

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những chấn thương do điện thoại mang lại đối với trẻ dưới 13 tuổi thường là tác động cơ học trực tiếp. Những chiếc điện thoại có kích thước và cân nặng đủ làm chấn thương trẻ nhỏ nếu bị va đập.

Hơn cả những tổn thương

Theo những nghiên cứu trước đó, chỉ việc sử dụng điện thoại di động cũng có thể làm chấn thương cổ và vùng lưng.

Giáo sư Tom DiAngelis, cựu giám đốc bộ phận luyện tập của Hiệp hội Vật lý trị liệu Hoa Kỳ, lý giải: Do khi bạn đưa đầu ra phía trước (như khi nhắn tin), bạn làm tăng gấp đôi áp lực lên cột sống. Vậy nên khi bạn xem điện thoại đặt trên đùi, cổ của bạn phải chịu một áp lực khoảng từ 10 – 15 kg. Việc đó sẽ khiến cột sống của bạn bị căng và có thể khiến nó chệch khỏi vị trí. Nó giống như bạn bẻ cong ngón tay ra sau và giữ nó như vậy trong 1 tiếng.

Sao nhãng khi sử dụng điện thoại thường gây những hậu quả đáng tiếc (Ảnh minh họa)
Sao nhãng khi sử dụng điện thoại thường gây những hậu quả đáng tiếc (Ảnh minh họa)

“Khi bạn kéo căng các mô trong một khoảng thời gian dài, nó sẽ trở nên sưng tấy. Và câu hỏi sẽ là việc đó sẽ kéo dài trong bao lâu?”

Không chỉ chấn thương, điện thoại di động thậm chí còn làm gia tăng tỷ lệ tử vong. Theo Hội đồng an toàn Quốc gia cho thấy 2.841 người đã chết bởi tai nạn do sao nhãng năm 2018. Trong khi đó Hiệp hội an toàn đường cao tốc cũng ước lượng số người tử vong trong năm 2018 là 6.000 người, một con số cao kỷ lục trong vòng hơn 20 năm.

TM (theo CNN)

Thuốc chiết xuất từ cần sa: bước tiến lớn của việc sử dụng cần sa y tế hay sự lạm dụng?

Thuốc chiết xuất từ cần sa: bước tiến lớn của việc sử dụng cần sa y tế hay sự lạm dụng?

CBD, một hợp chất chiết xuất từ cần sa đã được sử dụng nhiều trong điều trị y tế