Chê bai thân hình người khác sẽ bị phạt 20 đến 30 triệu đồng

Trên thực tế, rất nhiều người không ý thức được mức độ nghiêm trọng của các lời lẽ chê bai thân hình, xúc phạm nhân phẩm của người khác.

Bình luận vóc dáng, thân hình người khác vốn là một vấn đề khá nhạy cảm, đôi khi còn làm ảnh hưởng đến tâm lý của đối phương, khiến họ mặc cảm, tự ti với bản thân. Tuy nhiên việc chê bai, đùa giỡn thân hình của mọi người là một hình thức xúc phạm nhân phẩm, điều này đã được ghi rõ trong luật và có cả mức xử phạt. Cụ thể, theo Nghị định 15/2020 có hiệu lực từ 15.4.2020, người có những lời lẽ bình phẩm thiếu văn minh trên sẽ nhận mức phạt tới 30 triệu đồng.

Theo một khảo sát trên 500 người từ 13 – 74 tuổi của Microsoft, các tin nhắn, bình phẩm tiêu cực về ngoại hình của người khác ở Việt Nam trên internet chiếm 35%, đa phần đối tượng bị nhận xét đều là phụ nữ. Con số này chỉ là một phần nhỏ và chưa thể phản ánh toàn bộ hành vi thiếu văn minh của một số cư dân mạng.

Chê bai thân hình người khác sẽ bị phạt 20 đến 30 triệu đồng

Ai cũng cho rằng chỉ nói cho vui thôi, không có ý xúc phạm nhưng họ chưa bao giờ đặt mình vào vị trí người khác để hiểu được những tác động về tâm lý rất lớn khi thường xuyên phải nghe bình phẩm như vậy.

Năm 2018, một nhóm giáo viên ở TPHCM đã tiến hành khảo sát trên 500 em học sinh về tác động của bình luận tiêu cực, kết quả là có đến 56% gặp phải tình huống thường xuyên bị chê cơ thể như vóc dáng, mặt, eo…. Các em chưa thể tự xử lý được vấn đề này nên nảy sinh tâm lý tiêu cực tuyệt vọng, một là muốn bỏ học, hai là muốn đi phẫu thuật.

Trên thực tế thì các quy định hiện hành cũng đã quy định về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nhưng còn nhiều lỗ hổng. 

Ví dụ Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín. Cụ thể nếu thông tin đó ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng.

Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ; cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 với khung cho tội danh: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác thì bồi thường tới 30 triệu đồng và có thể bị án tù tới 3 năm. Với tội danh dẫn đến Gây rối loạn tâm thần, hành vi của nạn nhân với mức tổn thương từ 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì có thể bị phạt tù cao nhất là 5 năm. 

Thế nhưng tất các quy định, luật lệ đều không nêu rõ hành vi chế giễu, chê bai ngoại hình có phải làm nhục hay không, việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự trên môi trường internet có khác so với trực tiếp và có chung mức xử lý hay không?

Để giải quyết vấn đề này, Nghị định 15/2020/NĐ-CP đã đưa ra một khoản mới về “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử”.

Điều 101 thuộc nghị định này có đề cập đến hành vi “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” sẽ phải chịu mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Khi Nghị định 15/2020 chính thức có hiệu lực, hy vọng sẽ giảm bớt được những điều tiêu cực trong xã hội đặc biệt là môi trường mạng. Bất kỳ ai cũng phải có trách nhiệm với lời nói của mình, cẩn trọng cân nhắc hơn khi bình phẩm về ngoại hình người khác với những ngôn từ tưởng chừng như chỉ để đùa như: “gầy, xấu, ế”… 

Thanh Mai

Chủ tịch Quốc hội: Luật phòng chống tác hại của rượu bia giúp dân phấn khởi

Chủ tịch Quốc hội: Luật phòng chống tác hại của rượu bia giúp dân phấn khởi

Trong buổi làm việc và chúc tết tỉnh Đắc Lắk vừa qua, Chủ tịch Quốc hội đã trao đổi một số vấn đề về Luật phòng chống tác hại rượu bia.