Khi hoàn thiện cơ chế chính sách, Bộ Xây dựng sẽ đề xuất một số chính sách về một số thủ tục. Đối với nhà ở xã hội có đặc thù hơn so với nhà ở thương mại, ví dụ như thủ tục lựa chọn nhà đầu tư, thủ tục thực hiện dự án…
Từ trước khi có Luật nhà ở, như Quyết định 18 hay Quyết định 66 về nhà ở công nhân. Chúng ta đã làm nhưng đúng là nguồn cung nhà ở xã hội chưa đầy đủ.
Theo chiến lược, mới phát triển được hơn 7 triệu căn so với 12 triệu căn theo kế hoạch. Nguyên nhân của vấn đề này, ngoài tín dụng ra thì có liên quan đến các cơ chế ưu đãi khác của Nhà nước và phụ thuộc vào sự quyết liệt trong triển khai của các địa phương. Liên quan đến cơ chế chính sách thì công nhân làm việc tập trung và chưa có chính sách về quy định xây nhà.
Theo Luật quy hoạch, khi phát triển khu công nghiệp thì cần bố trí một quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, nhưng theo luật đất đai thì nhà ở phải bố trí ngoài khu công nghiệp nên khó triển khai. Để giải quyết vấn đề này, trước mắt Bộ Xây dựng đã và đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa Nghị định 82 về khu công nghiệp. Trong khu công nghiệp dành một quỹ đất để phát triển dịch vụ thương mại, phải bố trí một phần xây khu lưu trú cho công nhân thuê mà khu thương mại không mua được. Thứ hai là một số dự án nhà ở xã hội gần các khu công nghiệp thì cũng phải có sự ưu tiên cho công nhân.
Theo đề xuất của Bộ Xây dựng sẽ có 2 nguồn vốn cung cấp khoảng 15.000 tỷ đồng cho Ngân hàng chính sách xã hội cung cấp trực tiếp cho người mua, thuê mua vay. Ngoài ra, trong 40.000 tỷ đồng sẽ dành một phần cho doanh nghiệp đầu tư vay với lãi suất ưu đãi khoảng 2%. Đối với nhà ở sẽ có 3 loại hình được vay. Một là nhà ở xã hội nói chung, thứ hai là nhà ở cho công nhân và thứ ba là cải tạo chung cư cũ. Đối với nhà ở cho công nhân, tới đây để triển khai thực hiện, Bộ Xây dựng sẽ yêu cầu các địa phương rà soát lại các dự án hiện nay đang triển khai nhưng phải đủ điều kiện thực hiện trong 2 năm. Có thể là những dự án đã chuẩn bị rồi nhưng bắt đầu triển khai từ đầu năm nay hoặc giữa năm để làm sao cung ứng được dòng tiền vào.
Về gói 15.000 tỷ đồng cần thúc đẩy dự án đang triển khai phải nhanh chóng hoàn thiện vì gói này hỗ trợ cho người mua vay. Như vậy, công nhân có thể cũng được vay và mọi công nhân đều được vay, tức là thúc đẩy cả nguồn cung và nguồn cầu sẽ thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 11 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, trong đó cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội; hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022 - 2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp cải tạo chung cư cũ, xây dựng nhà ở xã hội, nhà cho công nhân mua, thuê và thuê mua.
Tổng Hợp