Khuyến nghị VIB: Mua với giá mục tiêu 59.900 đồng/CP
CTCK MB (MBS): Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, mã chứng khoán VPB – sàn HOSE) có tăng trưởng tín dụng cao với động lực chính là mảng cho vay bán lẻ.
Với tỷ trọng hơn 87% trong danh mục cho vay hiện tại của VIB cùng với xu hướng chung của thị trường sẽ tập trung vào mảng cho vay này nhờ việc có thể áp dụng các giải pháp chuyển đổi số nhanh chóng cùng lợi suất cao, chúng tôi kỳ vọng mảng cho vay bán lẻ vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong việc mang lại các nguồn thu nhập chính cho VIB.
Ngoài ra, các mảng cho vay hộ gia đình IBL cũng là một phương pháp tiếp cận hứa hẹn tới nhóm khách hàng bán lẻ nhằm cạnh tranh thị phần với những NHTMCP khác như MBB, TCB, VPB, TPB…
NIM (biên lãi thuần) được kỳ vọng duy trì trong năm 2022 nhờ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) tăng trưởng cao cùng nguồn vốn chi phí rẻ từ thị trường quốc tế.
Mảng kinh doanh thẻ tăng trưởng nhanh với nhiều sản phẩm mang tính đột phá cùng với việc hợp tác với nhiều đối tác lớn sẽ giúp CASA của ngân hàng này có được sự tăng trưởng cao trong tương lai.
Ngoài ra, các khoản vay hợp vốn với những đối tác như ADB cũng giúp VIB có được sự hậu thuẫn về các các nguồn vốn giá rẻ trên thị trường vốn quốc tế.
Thu nhập phí từ thẻ và bancassurance tiếp tục tăng trưởng cao khi nền kinh tế phục hồi. Bên cạnh tăng trưởng CASA, các nguồn thu phí từ thẻ cũng đóng góp rất đáng kể vào nguồn thu ngoài lãi của ngân hàng.
Ngoài ra, với việc dẫn đầu về doanh thu bảo hiểm tích luỹ hàng năm (APE), bancassurance tiếp tục đóng vai trò trụ cột trong việc đem về những nguồn thu nhập khác ngoài lãi cho VIB.
Chất lượng tài sản kỳ vọng cải thiện nhờ tăng cường trích lập dự phòng trong năm 2021. Trong năm 2022, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa và các khoản nợ tái cơ cấu bắt đầu đến hạn trả nợ, các NHTM hoặc sẽ giữ nguyên được nhóm nợ cho khách hàng nếu trả nợ đúng hạn hoặc sẽ phải trích lập và xử lý nợ xấu nếu không trả đúng hạn.
Do vậy, những ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng trong năm như VCB, MBB, TCB, VIB... sẽ có nhiều dư địa để xử lý nợ và đảm bảo chất lượng tài sản trong dài hạn.
Rủi ro đầu tư Những biến động từ tình hình vĩ mô thế giới có thể khiến áp lực lạm phát lớn hơn kỳ vọng, làm giảm NIM của các ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng có tỷ trọng CASA chưa cao như VIB.
Dựa trên những luận điểm chính chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu VIB với giá mục tiêu 59.900 đồng/CP (+27.4% upside).
Khuyến nghị VNM: Khả quan với giá mục tiêu 91.000 đồng/CP
CTCK Asean (Aseansc): CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE - Mã: VNM) là công ty sữa lớn nhất Việt Nam với thị phần khoảng 55% toàn ngành. Tính đến cuối năm 2021, VNM sở hữu 12 trang trại chuẩn GLOBAL G.A.P với tổng đàn hơn 160.000 con, đưa VNM trở thành đơn vị tiên phong trong ngành chăn nuôi bò sữa.
VNM hiện quản lý vận hành 13 nhà máy sữa đạt chứng nhận FSSC 22000. VNM đã phát triển hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với gần 250.000 điểm bán lẻ. Sản phẩm của VNM được xuất khẩu trực tiếp đến 57 quốc gia trên thế giới.
Với triển vọng kinh doanh dài hạn của VNM, Aseansc đưa ra đánh giá KHẢ QUAN đối với cơ hội đầu tư cổ phiếu VNM, với mức định giá hợp lý là 91.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 24% so với giá thị trường.
Dịch Covid-19 ít nhiều ảnh hưởng đến VNM. Năm 2021, doanh thu của VNM đạt 60.900 tỷ đồng, tăng 2,2% so với năm trước. LNST công ty mẹ đạt 10.500 tỷ đồng, giảm 5,1% so với năm trước, hoàn thành 95% kế hoạch năm, chủ yếu do doanh thu tăng trưởng chậm hơn và biên lợi nhuận giảm bởi giá sữa nguyên vật liệu tăng.
Kế hoạch lợi nhuận trưởng trung bình 7,5 %/năm trong giai đoạn 2022-2026. VNM kỳ vọng đạt quy mô doanh thu 86.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 16.000 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế trung bình lần lượt là 7,7 %/năm và 7,5 %/năm trong giai đoạn 2022-2026.
Khuyến nghị FPT: Mua với giá mục tiêu 136.900 đồng/CP
Chứng khoán SSI (SSI): SSI lặp lại khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu FPT của CTCP FPT ( Sàn HOSE) và nâng giá mục tiêu 1 năm lên 136.900 đồng/cp (giá mục tiêu trước đây là 112.500 đồng/cp) – tiềm năng tăng giá 28% cùng với tỷ suất cổ tức 2%.
Mức giá mục tiêu cao hơn phản ánh tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của mảng công nghệ. Ước tính LNTT năm 2022 của mảng công nghệ tăng 30% so với cùng kỳ nhờ mảng CNTT nước ngoài (+29,9%) và trong nước (+32,1%).
Hơn nữa, ban lãnh đạo cũng tự tin rằng mức tăng trưởng 30% của mảng CNTT trong nước cũng có thể duy trì trong 3 năm tới, tương tự với mảng giáo dục.
Ngoài ra FPT cũng có thể là một lựa chọn đầu tư để tránh sự biến động của giá cả hàng hóa; song tăng trường LNTT ước tính năm 2022 vẫn duy trì được mức cao 2 con số.
Khuyến nghị HTN: Khả quan với giá mục tiêu 69.300 đồng/CP
Tổng giá trị hợp đồng lũy kế cuối năm 2021 của CTCP Hưng Thịnh Incons (HOSE - Mã HTN) khá dồi dào và sự kỳ vọng về đơn hàng mới trong 2022 là các yếu tố hỗ trợ cho giá cổ phiếu HTN. Năm 2021, giá trị hợp đồng lũy kế cuối năm đạt 29.800 tỷ đồng (+36% YoY) và đây có thể là động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho doanh thu, LNST và tăng trưởng EPS sau phát hành riêng lẻ năm 2022.
Ước tính EPS 2022 và 2023 của chúng tôi đã bao gồm sự pha loãng từ đợt phát hành riêng lẻ 25 triệu cổ phiếu dự kiến thực hiện từ nửa cuối năm 2022.
Với giá mục tiêu 1 năm là 69.300 đồng/cp, SSI khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu HTN dựa trên các yếu tố tích cực như giá trị HĐ lũy kế cuối năm 2021 khá dồi dào có thể thúc đẩy doanh thu (+60%YoY), LNST (+44,3%YoY) và tăng trưởng EPS sau phát hành riêng lẻ (+26,6%YoY) trong năm 2022.
Khuyến nghị SIP: Chốt lãi tại ngưỡng 163.000 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC): Cổ phiếu SIP của Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG có một phiên tăng điểm tốt sau một thời gian giao dịch quanh vùng 135-137. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI cho thấy xu hướng khả quan. Đường giá cổ phiếu đã nằm trên đường MA20, MA50 nhưng đang ở dưới MA100. Đường MA20 đang ở dưới MA50 và MA100 tuy nhiên đang có dấu hiệu cắt lên.
Nhà đầu tư trung hạn có thể mở vị thế tại ngưỡng 140.0, chốt lãi tại ngưỡng 163.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu giảm xuống dưới ngưỡng 134.0.
Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.
Lưu ý!