Con gái Hà Thành... chơi

Nếu ai đó nghĩ con gái thế kỷ 21 mới biết chơi thì đó là một nhầm lẫn và hổng hụt kiến thức. Trong các triều đại phong kiến dù bị đạo đức Nho giáo trói buộc nhưng con gái tầng lớp trung lưu, con gái hay vợ quan vẫn tìm những khe hở để chơi mà không bị cho là hư hỏng.

Richard là thầy tu người Anh, ông ta sang Đại Việt, sống ở Thăng Long nhiều năm và viết cuốn “Lịch sử tự nhiên, dân số và chính trị xứ Đàng Ngoài” (Histoire naturelle civile et politique du Tonkin) xuất bản ở Paris năm 1778, nhận xét về phụ nữ Thăng Long ông ta viết: “Vào mùa đông. cái áo bên ngoài họ mặc thường là mầu sẫm nhưng giấu bên trong là 1 tủ quần áo đủ mầu sắc, mỗi mầu hở ra một tí như khoe với đám đàn ông và cũng chứng tỏ đẳng cấp và sự chơi hơn các cô gái bình dân”.

Ngày nay, chuyện mặc nhiều áo, mỗi áo một mầu chẳng có gì ghê gớm, là thứ ngớ ngẩn nhưng xưa là chuyện khủng khiếp. Sự chơi buộc phải che đậy hoặc nửa kín nửa hở để tránh đàm tiếu cái nhìn khinh bỉ của thiên hạ, mà đàm tiếu khinh bỉ là vô cùng đáng sợ, có cô không chịu nổi đã phải tìm đến cái chết.

Richard cũng tỏ ra vô cùng thích thú với cái yếm “Nó bằng vải trắng hay miếng lụa có hình trái tim để làm đẹp, lãng mạng và chơi chả kém con gái phương Tây”.

Richard - 1 thầy tu người Anh cũng tỏ ra vô cùng thích thú với cái yếm “Nó bằng vải trắng hay miếng lụa có hình trái tim để làm đẹp, lãng mạng và chơi chả kém con gái phương Tây”.
Richard - 1 thầy tu người Anh cũng tỏ ra vô cùng thích thú với cái yếm “Nó bằng vải trắng hay miếng lụa có hình trái tim để làm đẹp, lãng mạng và chơi chả kém con gái phương Tây”.

Thời Hậu Lê, Hàng Đào có đình Yếm Thị, nơi không chỉ bán yếm mà còn bán đủ thứ dành riêng cho phụ nữ, từ vải, các gói thuốc bịt chỗ kín ngày có kinh bằng thuốc Nam đến lụa, đồ trang sức. Ở kinh thành, cái yếm của phụ nữ bình dân là mầu trắng, con gái nhà quan và nhà giầu thường mặc yếm mầu hồng còn yếm mầu hoa đào bị cho là lẳng lơ, không đứng đắn nhưng vẫn khối cô mặc. Không chỉ yếm cổ quả tim mà còn có loại yếm trễ cổ hở cả một phần gò bồng.

Ở phố Hàng Trống hiện có một ngôi đình có tên là Đông Hương (xưa là đền thờ một cô gái có công giết giặc Minh) do quan niệm sai lầm một thời: tất cả những gì thuộc chế độ phong kiến đều bị cho hủ lậu, mê tín đáng lên án phải đập bỏ nên diện tích đình hiện nay bé tí tẹo. Sai lầm ở 1 di tích có thể là chuyện nhỏ nhưng chuyện quốc gia đại sự mà sai thì cái giá không hề rẻ, có khi mất nước.

Khi quân Minh xâm lược Đại Việt, một cô gái tên là Đào Thị có tài múa hát đã mở quán rượu, tối tối cho các cô gái trẻ mặc váy cộc, yếm đào trễ dây múa hát. Đàn bà Việt xưa mặc váy, đàn bà Trung Hoa mặc quần, thời trang sexy của các cô đã mê hoặc đám giặc Minh nên bọn họ vào quán uống rượu xem múa. Khi múa, cái váy cộc tốc lên hở cả đùi non, lại có khi các cô vờ làm động cúi xuống để lộ đôi đầu ti đỏ nên đám lính nốc rượu càng hăng lấy cớ say quờ quạng.

Vì việc lớn, các cô ngậm đắng, nuốt cay những lời độc địa, sự khinh bỉ của thiên hạ. Khi những tên giặc hám gái say mềm, các cô nhét vào bao bí mật khiêng ném xuống sông Hồng. Không đánh nhau mà lại mất quân, tướng giặc sai lính đến rình ở quán rượu và phát hiện ra việc các cô làm đã ra lệnh treo cổ các cô bên hồ Lục Thủy (nay là hồ Hoàn Kiếm).

Khi đánh thắng giặc Minh, tưởng nhớ công ơn các cô, Lê Lợi đã cho xây đền bên hồ Lục Thủy cho dân chúng hương khói. Họ yêu nước là đương nhiên, nhưng không chơi, sao làm được việc lớn?

Đàn bà Việt xưa mặc váy, đàn bà Trung Hoa mặc quần...
Đàn bà Việt xưa mặc váy, đàn bà Trung Hoa mặc quần...

Thời Pháp thuộc, cứ ngày 1 ngày rằm, chị em cô đầu Khâm Thiên đi xe tay đến đền thắp hương cúng bái khiến phố Hàng Trống tắc đường. Tháng 12-1946 khi Việt Minh đánh quân Pháp nhiều cô đầu tóc phi dê, mặc váy lĩnh lao vào vùng chiến sự tiếp đạn, tải thương cho Trung đoàn Thủ Đô đã hy sinh nhưng người ta không ghi công, sợ cái tên cô đầu làm xấu trang sử.

Khi nhận xét về dân Hà Nội, vua Tự Đức than thở: “Hà Nội xưa nay phong tục vẫn là kiêu bạc, xa xỉ, phóng đãng”. Vậy tầng lớp nào trong xã hội xa xỉ, phóng đãng? Dĩ nhiên có tiền mới xa xỉ và đám con trai thì thích cách chơi hiếu thượng, thích phóng đãng nhưng đàn bà con gái lại chịu khó làm đẹp, để vừa mắt chồng, cũng cho thiên hạ biết ta ở thứ bậc nào trong xã hội. Từ váy trơn đến váy có nếp gấp, từ áo tứ thân đến áo năm thân, từ mớ ba đến mớ bẩy rồi chuyển sang quần lĩnh, từ khăn lụa trơn sang khăn gấm mầu... Thế nên mới có thành ngữ “Ăn Bắc, mặc Kinh” (ăn như người miền Bắc và mặc như người Kinh đô).

Mốt một thời của các bà buôn bán là áo dài, thắt lưng đào còn đeo một bộ “xà tích” bằng bạc với chiếc ống vôi nhỏ, hình quả đào xinh xinh để đựng thuốc lào (đàn bà xưa ăn trầu thường thêm chút thuốc lào để đôi má thêm hồng) và chùm chìa khóa. 
Mốt một thời của các bà buôn bán là áo dài, thắt lưng đào còn đeo một bộ “xà tích” bằng bạc với chiếc ống vôi nhỏ, hình quả đào xinh xinh để đựng thuốc lào (đàn bà xưa ăn trầu thường thêm chút thuốc lào để đôi má thêm hồng) và chùm chìa khóa. 

Chính sự chơi nên các làng dệt đã sáng tạo ra: the, lĩnh, lượt... đáp ứng nhu cầu của các quý bà, quý cô. Mốt một thời của các bà buôn bán là áo dài, thắt lưng đào còn đeo một bộ “xà tích” bằng bạc với chiếc ống vôi nhỏ, hình quả đào xinh xinh để đựng thuốc lào (đàn bà xưa ăn trầu thường thêm chút thuốc lào để đôi má thêm hồng) và chùm chìa khóa. Con gái thì áo dài năm thân tay rộng, cài năm khuy nhưng khi mặc, các cô chỉ cài 4 chiếc, để hở khuy cổ, khoe yếm cổ xây, ôm lấy cái cổ nõn nà. Cái yếm của phụ nữ quyền quí bao giờ cũng có thêm một vài đường dây tết lại với nhau thành hình quả trám, người nghèo không có, ghen tức đã chế diễu: Khăn nhung vấn tóc cho vừa/Đi giày mõm nhái, đeo hoa cánh bèo/Quần thâm lĩnh/ Bưởi cạp điều/Hột vàng quấn cổ ra chiều giàu sang/

Không chỉ gái tân, các bà nhà giầu đứng tuổi kém miếng khó chịu cũng mặc yếm cổ xẻ, tức là từ cổ yếm có 3 đường khâu xòe ra được gắn thêm các viên ngọc. Con gái dân thường thì đeo khuyên tai làm bằng thủy tinh thì khuyên tai con gái nhà quyền quý bằng vàng hay bạc. Phụ nữ tầng lớp trên đều có những chiếc vòng vàng hoặc bạc rất lớn được đính những hạt ngọc trai bằng hạt đậu. Có khi người ta xâu những viên ngọc này tạo thành sợi dài và quấn nhiều vòng quanh cổ. Chỉ có phụ nữ nhà giầu và vợ con quan mới được quyền để móng tay dài và móng nhuộm mầu đỏ bằng lá móng.Cái nón với nhiều phụ nữ chỉ là thứ che nắng che mưa hay để giữ cho làn da không bị sạm nắng nhưng với con gái nhà giàu Hà Nội còn là đồ trang điểm. Hà Nội thì kết quai tua/Có hai con bướm đậu vừa xung quanh/Tứ bề nghiêng nón nghiêng vành/Ở giữa con bướm là hình ông trăng/Nón này em sắm đáng trăm/Ai trông cái nón/ Ba tầm cũng ưa/

Vợ và con gái quan, phụ nữ gia đình giầu có họ đi guốc gỗ sơn đen vểnh lên, phía mũi phần uốn cong được trang trí hoa văn. Chính nhờ đôi guốc này, phụ nữ có điệu bộ nhún nhẩy khi đi bộ. Và nhờ giao thương với các nước, phụ nữ giầu có còn đi giầy Mã Lai hoặc giầy Cao Miên nhọn mũi và cong.

Xưa váy áo khâu bằng tay và thời gian khâu một cái áo phụ nữ mất khá nhiều thời gian nên ngay từ tháng 11 âm lịch, các bà các cô nhà giầu đã rục rịch may quần áo diện tết. 
Xưa váy áo khâu bằng tay và thời gian khâu một cái áo phụ nữ mất khá nhiều thời gian nên ngay từ tháng 11 âm lịch, các bà các cô nhà giầu đã rục rịch may quần áo diện tết. 

Mùa đông họ quấn xà cạp bằng vải, nhưng để chừa các ngón chân. Xưa váy áo khâu bằng tay và thời gian khâu một cái áo phụ nữ mất khá nhiều thời gian nên ngay từ tháng 11 âm lịch, các bà các cô nhà giầu đã rục rịch may quần áo diện tết. Khi đo thợ không được phép chạm vào người họ nên thợ giỏi chính là người có khả năng ước lượng bụng, vú, mông bằng mắt.

Cuối thế kỷ XIX, Pháp xâm lược Hà Nội, đi theo hàng hóa phương Tây có nước hoa. Trong cuốn “Một chiến dịch ở bắc Kỳ” (xuất bản năm 1892 ở Paris) bác sỹ Hocquard trong đoàn quân di thực đã viết về những người bán nước hoa ở phố Bát Sứ, ông ta cũng quá lời: “Các cô gái An Nam phát điên lên vì nước hoa. Họ tưới đẫm lên quần áo và tóc tai của mình, mùi nước hoa càng đậm lại càng hợp với sở thích của họ”.

Theo năm tháng, người Hà Nội vừa tự nguyện vừa bị văn hóa Pháp cưỡng bức nên có nhiều thay đổi về tư tưởng, thời trang, lối sống. Trong nửa đầu thế kỷ 20, con gái Hà Nội được cho là chơi phải theo kiểu Pháp, biết quan hệ tình dục trước hôn nhân và cặp kè với quan chức Pháp hay An Nam.

Hình ảnh me Tư Hồng, trong tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến.
Hình ảnh me Tư Hồng, trong tác phẩm của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tiến.

Biểu tượng cánh đàn ông chơi bời ở Hà thành trong những năm 1920, đầu 1930 là nhà báo Hoàng Tích Chu, du học ở Pháp về, ông từng cặp kè với giai nhân Hà thành là cô Phượng Hàng Ngang. Còn đàn bà phải là cô Đốc Sao, chủ nhiều quán cô đầu phố Khâm Thiên.

Đốc Sao ăn mặc khêu gợi, xức nước hoa Chanel, đi ô tô, thường xuyên tiệc tùng ở các nhà hàng sang trọng. Tình dục của cô mạnh đến mức Hoàng Tích Chu phải uống “xập xập xì” (thuốc kích dục) mới đáp ứng đủ cho cô. Những năm 1940 có vũ nữ lừng danh Hà thành Lý Lệ Hà, cô cặp kè với vua Bảo Đại nhưng về độ chơi thì không sách được với cô Đốc Sao.

Kẻ Chợ - Nguyễn Ngọc Tiến

Người phụ nữ kiếm bộn tiền nhờ đuổi chim giúp du khách 'sống ảo' ở Thái Lan

Người phụ nữ kiếm bộn tiền nhờ đuổi chim giúp du khách 'sống ảo' ở Thái Lan

Để có được tấm ảnh ưng ý, nhiều người sẵn sàng trả phí từ 100 - 150 baht (140.000 – 210.000 đồng) thuê người đuổi chim bay lên, tạo hiệu ứng đẹp.