Trước khi nhập viện, cụ T.V.A, 87 tuổi, ngụ tỉnh Sóc Trăng xuất hiện triệu chứng ho khan, ho ngày càng nhiều nên được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Sau đó 1 ngày, cụ đột ngột ho ra rất nhiều máu kèm suy hô hấp, rối loạn tri giác, tụt huyết áp. Cụ A. được chẩn đoán bị "ho ra máu sét đánh".
ThS.BS. Lê Trọng Nhân, Khoa Tổng hợp, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long cho biết: "Ho ra máu sét đánh" là tình trạng bệnh diễn biến đột ngột, nhanh chóng, máu có thể nôn ra ồ ạt không cầm được. Máu đông có thể gây bít tắc đường thở, biến chứng suy hô hấp cấp trong thời gian ngắn, gây suy tuần hoàn, giảm tưới máu các cơ quan và có thể dẫn đến tử vong.
Cụ T.V.A sau khi được cứu sống |
Khi xử trí ho máu rất nặng và ho ra máu sét đánh, việc quan trọng nhất là giải phóng đường thở bằng việc đặt nội khí quản và hút máu trong đường thở, giúp lưu thông tốt đường dẫn khí, nếu không người bệnh sẽ tử vong ngay lập tức. Việc làm này cần tiến hành song song với quá trình cấp cứu nội khoa và gây tắc động mạch phế quản cấp cứu mới hy vọng cứu sống người bệnh.
Trường hợp cụ ông này được cứu sống cũng là kỳ tích trong thực hành lâm sàng, vì ho ra máu sét đánh rất nặng, tỷ lệ tử vong gần như 100% do tắc nghẽn đường thở cấp tính dù được cấp cứu kịp thời. Đặc biệt, nhờ có sự phối hợp khẩn trương hiệu quả giữa các chuyên khoa tại bệnh viện, người bệnh đã thoát khỏi cơn nguy kịch.
Hà Nội: Một bệnh nhân phát hiện ung thư đã di căn vì bỏ qua dấu hiệu âm ỉ suốt 3 tháng
Có tiền sử mắc viêm gan B nhiều năm nhưng không theo dõi thường xuyên, khi bị đau bụng quanh rốn và hố chậu trái, người đàn ông mới đi khám.