Đại biểu quốc hội: Liệu ngân sách có đủ cho 1,5 triệu quân an ninh cơ sở?

"Trừ Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh khác chắc cũng bó tay?", đại biểu Nhưỡng nêu quan điểm.

Sáng 12/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Theo dự án luật, Chính phủ đề xuất thống nhất tên gọi của ba lực lượng gồm bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách thành một, với tên gọi lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, có con dấu riêng. 

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre) cho rằng lực lượng tham gia bảo vệ an nính tính chính quy hóa rất cao, có 1,5 triệu quân quần chúng nhưng lại chính quy hóa cao hơn cả quân thường trực.

"Đây là điều chưa từng có ở Việt Nam và trên thế giới, tạo ra sự so sánh giữa các lực lượng đáng lo ngại. Trước nay, các nước nếu tính thì lực lượng quân sự phải cao hơn các lực lượng khác. Đây vừa là tính chất phòng thủ vừa đảm bảo an ninh trật tự. Sẽ nảy sinh tâm tư giữa 2 lực lượng", ông cho hay. 

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre)
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (đoàn Bến Tre)

Phó Trưởng ban Dân nguyện cũng nêu băn khoăn: "Liệu ngân sách của chúng ta, đặc biệt trong giai đoạn này có đảm bảo được cho lực lượng này không? Đi tiếp xúc cử tri lần nào, người ta đều đặt vấn đề, cán bộ bán chuyên trách ở các địa phương còn lúng túng về ngân sách, còn rất khó khăn, chúng ta còn thiếu cả ngân sách đầu tư, đáp ứng thông thường. 100-200 nghìn còn khó khăn thì 1,5 triệu quân các địa phương không chịu được. Trừ Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh khác chắc cũng bó tay?".

Theo đánh giá của Chính phủ, sau khi bố trí, sắp xếp lại ba lực lượng (bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã, thị trấn bán chuyên trách) để thành lập lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở sẽ giảm khoảng 500.000 người trên toàn quốc. 

Tuy nhiên ông Nhưỡng cho biết trong báo cáo, theo cơ quan soạn thảo, tổng số các lực lượng bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã bán chuyên trách vào khoảng 2 triệu người. Theo đó, việc thành lập lực lượng mới sẽ giúp giảm khoảng 500.000 người trên toàn quốc. Nhưng hiện có khoảng 126.000 công an xã bán chuyên trách, 7.000 bảo vệ dân phố và 500.000 dân phòng thực hiện nhiệm vụ. Tổng là 733.000. Như vậy nếu giảm từ 2 triệu xuống còn 1,5 triệu thì vẫn là tăng hơn 700.000 người. 

"Không rõ là tính toán kiểu gì? Hay cách tính của chúng tôi không đúng?", ông Nhưỡng nói. 

"Tôi cho rằng cần hết sức cân nhắc đạo luật này. Nó sẽ gây ra các vấn đề mà chúng ta phải chịu trách nhiệm trước nhân dân", ông cho hay. 

Đại biểu Cao Văn Trọng nói: "Khi ban hành luật Công an nhân dân thì phát hiện ra lực lượng không chuyên trách trước đây không biết để đâu. Bộ Công an đề xuất luật này để giải quyết chính sách. Những công an viên trước đây, trưởng công an mà không phải chính quy thì đưa vào luật này thành tổ trưởng, tổ phó, bảo vệ viên để giải quyết chính sách. Với luật này, vô hình trung làm cho biên chế quốc gia tăng lên kinh khủng".

Việc ban hành Luật Công an nhân dân làm cho mỗi xã tăng lên 2 nguời, ngân sách tăng một cách kinh khủng. Vì vậy, việc đưa ra luật này vô hình trung hợp thức hóa việc "xài ngân sách", từ đó làm nảy sinh khó khăn cho cơ sở, đặc biệt trong vấn đề ngân sách.

"Việc ban hành luật này có phải đưa vào Quốc hội để làm ngân sách cho nhóm trưởng công an, phó công an chưa bố trí được liệu có được không? Nếu chúng ta giải quyết được rồi thì thôi, Luật Công an nhân dân đã bao gồm rồi. Tôi cho rằng nếu xem xét giải quyết nhóm kia chứ không nên vì chuyện còn một nhóm người, không giải quyết được thì chúng ta làm chính sách cho nhóm kia. Mai mốt gây hậu quả kéo dài thì không nên. Ban hành luật này cần tính toán, làm rõ. Đề nghị để có quá trình tiếp tục nghiên cứu thì cần lấy ý kiến việc cần thiết nên ban hành hay không", vị đại biểu tỉnh Bến Tre cho hay. 

Thanh Mai

Đây là thực phẩm số 1 giúp não bộ luôn nhạy bén và tập trung nếu ăn mỗi sáng

Đây là thực phẩm số 1 giúp não bộ luôn nhạy bén và tập trung nếu ăn mỗi sáng

Một chuyên gia dinh dưỡng Harvard chia sẻ thực phẩm số 1 mà bà ăn mỗi sáng để giúp não bộ ‘nhạy bén’ và ‘trẻ lâu’.