Đàn bà hào sảng

Tôi nghĩ sự hào sảng không phải đặc điểm giới, và trong một số môi trường cộng đồng, xã hội, đàn bà dễ trở nên hào sảng hơn đàn ông.

Tháng 9/2008, tôi phát sóng bức thư của một người đàn ông. Đó là một bức thư sám hối. Ông lão kể trong một lần đi công tác tăng cường ở một công trình đại thủy nông, 40 năm về trước, ông đã gặp và yêu một nữ dân công người địa phương. Một mối tình rất lãng mạn và nồng nhiệt. Sau bốn tháng, hết thời hạn công tác tăng cường, trước ngày trở về đơn vị, ông để lại số hòm thư của mình cho người yêu.

Nhiều năm sau đó, người đàn ông không thôi nuối tiếc về mối tình của mình. Ông không nhận được bức thư nào của người con gái đó. Một bức thư ông chờ đợi để quyết định hủy hôn với người vợ sắp cưới, người đã được cha mẹ ông tác thành từ lâu. Chiến tranh không biết bao giờ sẽ kết thúc, và ông cưới vợ trước ngày tổng động viên.

Người đàn ông ấy kể rằng ông không hạnh phúc với cuộc hôn nhân của mình. Dù vậy, ông cũng có bốn người con, đều không thành đạt gì, giống như ông. Ông nghĩ số phận của ông lẽ ra đã không như thế, nếu như người con gái năm nào không nhanh chóng lãng quên, nếu như nàng gửi cho ông một bức thư hò hẹn.

Những đêm buồn chán, ông nằm nghe đài, nghe những câu chuyện vàng son đau đớn của nhiều người chia sẻ. Rồi ông quyết định viết thư cho tôi. Trong bức thư đó, lần đầu tiên ông nhớ ra năm ấy mình đã cố tình viết sai tên hòm thư khi chia tay người yêu để trở về đơn vị.

(Tranh minh họa: Tào Linh)
(Tranh minh họa: Tào Linh)

Chuyện đến đó kể cũng là nhạt. Nhưng ít lâu sau, có một người đàn bà đến tìm tôi, chị cũng là người có chút tiếng tăm, thỉnh thoảng xuất hiện trên ti vi. Chị gửi cho người đàn ông ấy chút tiền, bởi chị chính là cô nữ dân công trong bức thư đó. “Ông ý khó khăn, mấy đứa con phá lắm!” - chị nói. “Chị không giận khi biết ông ấy cố tình viết sai tên hòm thư?” - tôi hỏi, và chị cười nhẹ: “Tôi biết. Và tôi biết ông ấy đã hứa hôn từ trước khi tôi yêu ông ấy”.

Câu chuyện ấy thường trở lại trong trí nhớ của tôi khi nghĩ về đàn bà, khi tôi nhận ra những cộng sự tốt nhất mà tôi có được thường là đàn bà. Tôi thường cảm thấy dễ chịu khi làm việc chung với đàn bà, thoải mái chia sẻ, phát triển những ý tưởng và ít khi lo lắng đến thất bại. Sự dễ chịu ấy không phải bởi họ chăm sóc tôi, không phải bởi sự chu đáo, cẩn trọng của họ, nhiều người ẩu đoảng lắm. Tôi cảm thấy dễ chịu vì sự hào sảng của họ.

Người ta hay nói đến sự hào sảng của đàn ông. Tôi nghĩ sự hào sảng không phải đặc điểm giới, và trong một số môi trường cộng đồng, xã hội, đàn bà dễ trở nên hào sảng hơn đàn ông.

Trong một xã hội trọng nam, những người đàn ông thường phải mang gánh nặng của sự kỳ vọng cao hơn phụ nữ. Áp lực phải thành đạt, phải có quyền lực, vị trí cao hơn so với khả năng của bản thân, những áp lực khiến hệ thống giá trị sống của họ đôi khi bị chồng chéo, khiến họ khó thành thực với bản thân. Bởi thế, dù khéo léo hay thô vụng, họ dễ ảo với người, với đời.

Đàn bà, ngoại trừ một số người cá biệt có sự đam mê quyền lực một cách thái quá, cơ bản là may mắn không phải mang gánh nặng của sự kỳ vọng, có lẽ vì thế mà hệ thống giá trị sống của họ nhất quán hơn chăng? Tôi không chắc lắm về điều này, nhưng tôi cảm nhận dù họ có lầm lạc thì cũng thường lầm lạc một cách nhất quán, và không hay hối tiếc về sự lầm lạc đó.

Khi có thể đi qua những sai lầm mà không hối tiếc, họ sẽ không tìm cách đổ lỗi cho ai đó ngoài bản thân

Lão Phạm

Muốn hạnh phúc hãy hiểu được 3 điều đàn ông cần và 3 điều đàn bà muốn

Muốn hạnh phúc hãy hiểu được 3 điều đàn ông cần và 3 điều đàn bà muốn

Vợ cần biết 3 thứ chồng cần, chồng cũng nên hiểu 3 điều vợ muốn, có như vậy hôn nhân mới có sự thấu hiểu và gắn bó lâu dài.