Doanh nghiệp chuyển sang đầu tư chứng khoán dòng tiền đổ vào cổ phiếu

 Khi chưa có TTCK, kênh dẫn vốn, ngắn, trung và dài hạn đặt lên vai ngân hàng. Khi có TTCK, thị trường này đang ngày càng san sẻ, chiếm tỷ trọng lớn dần trong kênh dẫn vốn với hệ thống ngân hàng. Doanh nghiệp chuyển sang đầu tư vào cổ phiếu, tiền đổ vào chứng khoán Việt lập kỷ lục mọi thời đại...

Dòng tiền margin đóng góp quan trọng cho thanh khoản, nhưng hiện tình hình margin đều rất căng, nhiều cổ phiếu lớn đều bị hạ tỷ lệ, thậm chí không còn room margin, đặc biệt tại các công ty chứng khoán lớn. Do đó, nhiều công ty chứng khoán liên tục tìm cách tăng vốn bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu hay phát hành thêm.

Việc tìm ra những doanh nghiệp có năng lực quản trị năng lực kinh doanh tốt tham gia vào thị trường tài chính cũng đem đến cho nhà đầu tư có cơ hội, giúp dòng vốn luân chuyển hiệu quả, tích cực. Năm 2020, tổng kết doanh thu của các công ty chứng khoán tại Việt Nam doanh thu khoảng 24.000 tỷ, lợi nhuận 7.000 tỷ. Con số này không bằng một ngân hàng thương mại.

Ngoài dòng tiền tiết kiệm, dòng tiền margin, thanh khoản tăng vượt trội thời gian qua còn đến từ tiền của các ETF nội, trong 10 tháng thêm gần 5.000 tỷ đồng. Làm thế nào để sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường một cách thực chất, cả khi sóng tăng này kết thúc, số tài khoản kể trên vẫn hoạt động? Đây cũng là chủ đề nóng được thảo luận tại Hội thảo "Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp - Kênh đầu tư sinh lời và tích sản" do Báo Đầu tư tổ chức sáng 18/11.

Nếu những năm trước, giá trị giao dịch nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% trên thị trường, nay con số này chỉ khoảng 8%. Họ bán ròng cầm tiền phòng thủ trong bối cảnh COVID-19 là một phần, còn thực tế lượng nhà đầu tư cá nhân tăng quá nhanh, hiện chiếm hơn 80% giá trị giao dịch. Với quy mô hiện nay, không còn lo về sự khủng hoảng mất thanh khoản toàn thị trường của năm 2008 khi hết sóng tăng, mã nào cũng nằm sàn không ai mua nhiều ngày liền, nhưng khủng hoảng kiểu đơn lẻ như vậy vẫn hoàn toàn có thể xảy ra ở các cổ phiếu đang rất "nóng" bây giờ, nhiều con sóng tăng giá không dựa trên nền tảng cơ bản chỉ chực ngày "thả trôi" các nhà đầu tư đang "say tiền". Những người vừa bị mất tiền, vừa bị mất niềm tin, đến bao giờ họ mới quay lại thị trường chứng khoán.

Khi nói đến thị trường tài chính, trước này chỉ nói đến ngân hàng thương mại mà không có thị trường trái phiếu, cổ phiếu, song đến nay theo ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng giám đốc CTCK VNDirect, chúng ta có kênh thị trường cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu không chỉ giúp doanh nghiệp mà còn giúp Chính phủ có nguồn vốn. "Trước đây, vốn phụ thuộc vào ngân hàng thương mại, họ có thế mạnh trong cho vay vốn lưu động, cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Thực tiễn huy động ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ có rủi ro về tính thanh khoản mong manh dễ vỡ, khủng hoảng. Nhưng đến nay, cùng với sự phát triển của thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu, đến nay câu nói phụ thuộc vào ngân hàng thương mại sẽ hơi quá. Tổng dư nợ hiện nay vào khoảng 150% GDP trong đó dư nợ trung và dài hạn không quá 70% GDP.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay hơn 20% GDP, vốn trung hạn qua thị trường trái phiếu và cổ phiếu lớn hơn ngân hàng. Thị trường cổ phiếu, trái phiếu giúp doanh nghiệp đa dạng kênh dẫn vốn. Mỗi loại hình vốn có tính chất đặc biệt phù hợp tính chất kinh doanh giúp doanh nghiệp xây dựng cơ chế tối ưu, an toàn hơn, phát triển kinh doanh tốt hơn", ông Quỳnh nói.

Theo thống kê của Ủy ban Chứng khoán (UBCK), đến ngày 30/9/2011, tổng quy mô thị trường đã đạt trên 8,3 triệu tỷ đồng, tương đương với 133,83% GDP cả nước, với 2.133 doanh nghiệp niêm yết và đăng ký giao dịch và hơn 181 tỷ chứng khoán. Số tài khoản nhà đầu tư đăng ký đã lên tới con số gần 4 triệu, trong đó số tài khoản mở mới riêng trong 9 tháng đầu năm 2021 đã tăng 70% so với cả năm 2020. Thanh khoản thị trường luôn đạt ở mức cao trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong thời gian gần đây khi mà đại dịch vẫn đang bùng phát mạnh. Thị trường Chứng khoán (TTCK) Việt Nam đã khẳng định vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng đầu tư xã hội với tổng lượng vốn huy động qua TTCK năm 2020 đã đạt trên 37% GDP.

Nhật Hạ

(Tổng Hợp)