Do ảnh hưởng của dịch bệnh, đa số các sinh viên, du học sinh gặp rất nhiều khó khăn. Dù chính phủ Mỹ đã có một số biện pháp hỗ trợ nhưng đều không khắc phục được những khoản chi phí hằng ngày của họ.
Các du học sinh không biết có được quay trở lại lớp học không, không biết sống ở đâu, thậm chí những sinh viên năm cuối còn không được dự một lễ tốt nghiệp tử tế.
Một số du học sinh sẽ được bố mẹ đưa về nhà sớm trước khi bị phong tỏa và cấm bay, tuy nhiên vẫn còn nhiều bạn trẻ kém điều kiện hơn, sống tại ký túc xá nhiều năm qua hiện phải lặn lội tìm nhà để thuê.
Bình thường họ đã gặp khá nhiều khó khăn trong các khoản tiền học vì mang quốc tịch nước ngoài, hầu như họ phải đi làm thêm để kiếm tiền chi trả. Do khủng hoảng của dịch bệnh, các nhà hàng, chỗ làm thêm đóng cửa, họ cũng mất đi thu nhập. Nhiều người phải tới những nơi phát đồ ăn miễn phí cho người nghèo để xin thực phẩm.
Chính phủ Mỹ đã có những can thiệp kịp thời để giúp đỡ các sinh viên nhưng theo lệnh thì các du học sinh và sinh viên nhập cư thiếu giấy tờ không được nhận trợ cấp từ khoản ngân sách 6 tỷ USD. Các trường học đang nỗ lực giúp đỡ họ bằng cách mở giới hạn phòng ký túc xá, đưa sinh viên về nước và vận động chính phủ liên bang tài trợ kinh phí.
Đại học New York, nơi có nhiều sinh viên nước ngoài hơn bất kỳ trường nào khác, đã tạo sẵn các khoản trợ cấp khẩn cấp dành cho các du học sinh. Mặc dù vậy, sự trợ giúp của trường đại học chưa thấm vào đâu so với những chi phí thực tế.
Anna Scarlato, một sinh viên người Italy ở Đại học Chicago (Mỹ) không có nơi ở, trường học đóng cửa. Cô đến nhà bạn trai ở nhưng cuối cùng cũng phải đi thuê nhà trọ vì ký túc xá đóng cửa. Phụ huynh của cô không thể gửi tiền qua ngân hàng vì phong tỏa. Mẹ của bạn trai Anna đã mua giúp cô một vé máy bay về California sống cùng gia đình bà.
Stephany da Silva Triska, một sinh viên khác cho biết mẹ cô đã phải cắt giảm mọi khoản chi tiêu để cô có thể tiếp tục theo đuổi ngành Chính trị ở Đại học California. Cô đã cố gắng chăm chỉ học và trở thành sinh viên xuất sắc, giành được học bổng cho sinh viên thực tập. Thế nhưng khi đại dịch xuất hiện, chuyến thực tập hoãn lại. Đến giờ cô cũng không biết liệu cô có thể hoàn thành nốt chương trình đại học hay không, nhất là khi mẹ cô cũng gặp khó khăn về tài chính do dịch bệnh tràn đến Brazil.
Đối với các sinh viên ra sân bay về nước, họ cũng lo sợ không biết có quay lại trường học được không.
Mercy Idindili, sinh viên năm hai ngành Thống kê ở Đại học Yale, bắt buộc phải quay trở về Tanzania sau khi nhận được một loạt thông báo từ phía nhà trường. Ban quản trị trường khẳng định “sẽ chỉ có vài trường hợp ngoại lệ” cho phép du học sinh ở lại Mỹ trong thời điểm này. Thế nhưng khi về nước, cô gặp khó khăn với việc học online và lệch múi giờ, may mắn là giáo sư giảng dạy môn Đại số tuyến tính đã ghi hình lại các bài giảng cho cô.
Thế nhưng, cô không xin được visa, mọi lãnh sự quán ở Mỹ đều đóng cửa, Bộ Ngoại giao nước này cũng đình chỉ việc xử lý thị thực cho đến khi có thông báo mới. Trong khi đó, visa của Mercy sẽ hết hạn vào tháng 7 tới.
Hầu như du học sinh đều được yêu cầu đến lớp thay vì học online đề phòng trường hợp nhập cư bất hợp pháp, chỉ trong đại dịch chính sách này đã được nới lỏng hơn.
Emma Tran, một du học sinh cho biết cô không thể tiếp tục đợi thông báo chính thức từ Bộ Ngoại giao Mỹ về việc gia hạn thị thực, trong khi số tiền trong ngân hàng chỉ đủ để chi trả trong 1,5 tháng nữa. Cô đã mất việc làm thêm, thu nhập của cha mẹ cũng bị ảnh hưởng. Lựa chọn duy nhất của cô là bỏ bớt bữa hoặc ăn nhiều cơm hơn thịt để tiết kiệm tiền.
Việt Nam có 2 ca nhiễm mới là du học sinh trở về từ Nhật Bản
Chiều nay (24/4), Bộ Y tế công bố có 2 ca nhiễm mới, nâng số bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam lên 270 ca.