Giá tiêu thế giới lao dốc, trong nước vẫn bất động

Giá tiêu hôm nay 21/1 vẫn lặng sóng ở thị trường trong nước. Thị trường tiêu Tây nguyên và Đông Nam bộ dao động quanh mức 39.000 - 41.500 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu  tại huyện Châu Đức (Bà Rịa-Vũng Tàu) ở mức 41.500 đồng/kg, Bình Phước 40.500 đồng/kg, Đắk Lắk (Ea H'leo), Đắk Nông (Gia Nghĩa) 40.000 đồng/kg, Đồng Nai, Gia Lai 39.000 đồng/kg. 

Thị trường

Giá (đồng/kg)

thay đổi

Bà Rịa – Vũng Tàu

41.500

 0

Đồng Nai

39.000 

 0

Bình Phước

40.500

 0

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

40.000

 0

Đăk Lăk

40.000

 0

Gia Lai (Chuse)

39.000

 0

Thị trường tiêu thế giới ngày 21/1/2020 lao dốc. Giá tiêu được ghi nhận tại cảng Cochin (Ấn Độ) vào lúc 17h ngày 20/1/2020 là 340 Rs/kg tiêu đã phân loại, chưa phân loại giảm còn 320 Rs/kg.

Ngày Thị trường Loại  Giá (Rs./Kg)
20/1/2020 Cochin Đã phân 340
20/1/2020 Cochin Chưa phân 320

Việt Nam hiện có khoảng 100.000 ha hồ tiêu cho thu hoạch với năng suất trung bình khoảng 24,7 tạ/ha, tương đương sản lượng khoảng 247.000 tấn. Tuy nhiên, trong khi giá vẫn ở mức thấp thì chi phí sản xuất lại tăng khoảng 10% so với năm 2017.

Hiện nay, nhu cầu hồ tiêu trên thế giới khoảng 510.000 tấn/năm, bình quân mỗi năm chỉ tăng 2 - 3%, trong khi sản lượng hồ tiêu thế giới tăng 8 - 10%. Năm 2018, sản lượng hồ tiêu toàn cầu đạt 557.000 tấn, dự kiến đến hết năm 2019 đạt khoảng 602.000 tấn.

Dự báo đến 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu dùng hạt tiêu thế giới cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung, do đó, giá tiêu có thể còn mất ổn định trong một thời gian nữa.

Giá tiêu 21/1 thế giới lao dốc mạnh trong nước bất động.
Giá tiêu 21/1 thế giới lao dốc mạnh trong nước bất động.

Trên thực tế, giá bán hồ tiêu sẽ phụ thuộc vào chủng loại hạt cũng như chất lượng của hạt (nếu cùng chủng loại). Vì vậy, để nâng giá bán, biện pháp cốt lõi nằm ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch. Ngành hồ tiêu cần đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian tới, chú trọng về chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và tham gia vào các thị trường có giá trị gia tăng cao để nâng cao giá trị và hiệu quả kinh tế.

Các chuyên gia cho rằng, trước sự phát triển nóng như hiện nay cần tái cơ cấu lại ngành hồ tiêu Việt Nam; trong đó, vấn đề mấu chốt đầu tiên là giảm diện tích. Những diện tích trước đây không đủ điều kiện trồng tiêu mà người nông dân vẫn phát triển dẫn đến sâu bệnh, năng suất thấp nên chuyển đổi trồng những cây khác hiệu quả hơn.

Ngoài ra, hiện nay hồ tiêu chủ yếu xuất khẩu thô, tỷ lệ tiêu trắng, tiêu nghiền quá thấp so với nguyên liệu xuất thô. Ngành công nghiệp chế biến hồ tiêu phải hướng tới tạo ra sản phẩm mang tính chế biến sâu, tạo giá trị gia tăng, giúp giá tiêu cao hơn…

VIÊN VIÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương