Giá xăng dầu tiếp tục tăng sốc trước dự báo Nga tấn công Ukraine

Cao điểm hè của Vietnam Airlines kết thúc ngay cuối tháng 7 khi ca nhiễm cộng đồng được ghi nhận tại Đà Nẵng, Vietjet sụt giảm 70%. Tính chung, lượng khách của hãng hàng không giảm 30% và khó có thể phục hồi nhanh chóng như đợt đầu.

Theo Oilprice, lúc 9h20 hôm nay (14/2, giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng 3 được giao dịch ở mức 94,52 USD/thùng, tăng 1,53%. Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent giao tháng 3 được giao dịch ở mức 56,65 USD/thùng, tăng 1,28%.

Giá dầu tuần trước đã “lập đỉnh” 94,42 USD/thùng hôm 11/2 và dầu Brent cũng xác lập kỷ lục trước khi quay đầu về mốc 94,44 USD/thùng.

Giá dầu đã giảm khi thông tin về vòng đàm phán hạt nhân gián tiếp Mỹ-Iran được nối lại tại Vienna (Áo) ngày 8/2. Nếu một thỏa thuận hạt nhân đạt được trong vòng đàm phán này, xuất khẩu dầu của Ira sẽ được khôi phục nhanh chóng, giúp “hạ nhiệt” giá dầu đang khá “nóng”.

Tuy nhiên, căng thẳng Nga và Ukraine đã và đang đẩy giá dầu thô thế giới tăng mạnh trong khi nhu cầu tiêu thụ "vàng đen" toàn cầu đang phục hồi nhanh hơn dự kiến mà nguồn cung khó có thể theo kịp.

Giá dầu thô đã tăng khoảng 20% trong năm nay và có khả năng vượt 100 USD/thùng trong thời gian tới.

JPMorgan hồi đầu tuần cho biết dầu Brent có thể dễ dàng đạt 120 USD/thùng nếu Nga "xâm lược" Ukraine và Mỹ cũng như các quốc gia khác trừng phạt hoạt động xuất khẩu dầu và khí đốt tự nhiên của Nga.

Dù Nga luôn bác bỏ kế hoạch triển khai hành động quân sự nhưng sự hiện diện của quân đội Nga gần biên giới Ukraine càng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột leo thang giữa Moskva và Kyiv.

Đã có những quan chức, kể cả quan chức quân sự, của Mỹ và phương Tây dự báo về một cuộc tấn công nhằm vào Ukraine từ phía Nga trong tuần này.

Một "chiến dịch kinh hoàng, đẫm máu sẽ bắt đầu với hai ngày bắn phá và chiến tranh điện tử”.

Nếu Nga tấn công Ukraine, một loạt các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ được áp dụng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc xuất khẩu dầu và khí đốt của Nga sẽ bị “gián đoạn” trong khi châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguồn xuất khẩu này.

Đây cũng chính là "quân bài" chiến lược nếu Nga muốn trả đũa bất kỳ lệnh trừng phạt nào của phương Tây trong cuộc khủng hoảng với Ukraine.

Thêm nữa, Ukraine cũng là một mắt xích trong chuỗi cung ứng năng lượng cho châu Âu vì nước này thuộc tuyến đường vận chuyển nhiên liệu từ Nga đến liên minh châu Âu.

Nếu tình hình căng thẳng Nga - Ukraine diễn ra như dự báo, nguồn cung vốn dầu vốn đã bị thắt chặt sẽ lại càng eo hẹp hơn và giá dầu sẽ lại tăng “sốc” như cuối tuần trước.

CHẤN HƯNG

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương