Chọn thực phẩm khác để thay thế thịt heo là cách lựa chọn của người tiêu dùng thông minh, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Việc lựa chọn này góp phần làm giảm áp lực lên sản phẩm thịt heo, các gia đình vẫn có cái Tết sum vầy, bởi họ không phải bỏ quá nhiều tiền để mua thịt heo.
Giá trị dinh dưỡng trong các thực phẩm như tôm, cá, trứng, các loại đậu cũng không thua gì giá trị dinh dưỡng mà thịt heo mang lại.
Dưới đây là gợi ý những thực phẩm thay thế thịt heo ngày Tết cho “kế hoạch B”, giúp các bà nội trợ ứng phó giữa mùa bão giá.
Các loại thịt đỏ
Thịt đỏ được xem là loại thịt bổ dưỡng nhất vì chứa nhiều dưỡng chất quan trọng. |
Các loại thịt đỏ phổ biến như: thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt nai. Một số loại thịt đỏ đã qua chế biến như: xúc xích, thịt xông khói, lạp xưởng...
Thịt đỏ được xem là loại thịt bổ dưỡng nhất. Nó chứa nhiều dưỡng chất quan trọng như: chất sắt - chất quan trọng đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai, sinh nở; chất kẽm - chất giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả; vitamin B12 - vitamin giúp dây thần kinh, các tế bào khoẻ mạnh và góp phần tạo ra ADN.
Nên ăn phần các phần thịt “thăn”, đây là phần thịt bổ dưỡng nhất. Thịt đỏ nên được nấu chín ở nhiệt độ phù hợp, không nấu quá chín hoặc còn hơi sống. Bộ y tế Anh khuyến cáo chỉ nên ăn 70g thịt đỏ một ngày.
Gợi ý vài món ngon từ thịt đỏ làm phong phú thêm thực đơn ngày Tết của bạn như: Bắp bò ngâm giấm, thịt bò băm cuộn nấm kim châm, dê xào xả ớt...
Các loại thịt gia cầm
Thịt gia cầm dồi dào chất béo không bão hoà (loại chất béo tốt cho sức khoẻ) nên nó phù hợp với người muốn giảm cân. |
Các loại gia cầm như: gà, vịt, ngan... có hàm lượng protein tương đối cao và tỷ lệ mỡ thấp. Vì thịt gia cầm dồi dào chất béo không bão hoà (loại chất béo tốt cho sức khoẻ) nên nó phù hợp với những người muốn giảm cân, hoặc hướng đến lối sống lành mạnh.
Trong cấu trúc cơ thể của các loại gia cầm, phần thịt ở các bộ phận khác nhau sẽ có lượng mỡ khác nhau. Ức là phần hầu như không có mỡ và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích ăn, trong khi đó các phần cổ, đùi, cánh, nội tạng lại chứa nhiều mỡ nhưng lại “được lòng” khá nhiều người.
Lưu ý là vịt và ngan là hai loài có tính hàn, dễ gây khó tiêu, người bị ốm không nên ăn hai loại thịt này. Một số món ngon từ thịt gia cầm “đổi gió” cho bữa cơm ngày Tết như: súp gà, gỏi vịt bắp cải, vịt sốt vang...
Các loại hải sản
Hải sản rất dồi dào canxi, protein, kẽm, o-mega3, vitanmin B... |
Hải sản bao gồm các động vật sống ở dưới biển: các loại cá ̣̣̣̣(cá thu, cá hồi, cá ngừ đại dương...), các loại động vật thân mềm ( mực, bạch tuộc...), các loài giáp xác (ốc, tôm, cua...), và các loài có vỏ cứng (sò, trai, ngao...).
Các loài tôm, ốc, tép, trai... rất dồi dào canxi. Mực có hàm lượng protein, kẽm, o-mega3, vitanmin B cao. Cá hồi chứa nhiều o-mega3 tốt cho mắt, tim mạch và giúp duy trì sức khoẻ. Hàu có chứa nhiều kẽm hơn so với các loại thực phẩm khác, điều này giúp chúng được xem là “thần dược” trong chuyện “chăn gối”.
Các bà nội trợ có thể tham khảo một số món ăn từ hải sản như: cá phi lê chiên xù, sò điệp sốt cay, súp hải sản, đậu hủ chiên giòn sốt hải sản...
Một số lưu ý khi ăn hải sản:
Không ăn hải sản chưa chín: Vì môi trường hải sản sinh sống có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh. Việc nấu chín sẽ giúp phòng tránh nguy cơ ngộ độc.
Nên ăn trái cây sau khi ăn hải sản 2 tiếng: Vì những dưỡng chất trong hải sản có thể bị giảm đi khi kết hợp với một số loại trái cây như: nho, lựu, hồng... Bên cạnh đó, những chất có trong các loại trái cây này có thể gây đau bụng, rối loạn tiêu hoá khi kết hợp cùng với canxi trong hải sản
Không nên cho trẻ con thử các loại hải sản lạ. Vì hệ tiêu hoá của trẻ còn yếu, có nguy cơ bị ngộ độc cao hơn người lớn. Bố mẹ nên tập cho trẻ ăn hải sản lạ từ từ, không ăn nhiều một lúc.
Các loại nấm
Nấm chứa nhiều hợp chất chống oxy hoá, các vitamin nhóm B, vitamin D, đồng, kali... |
Nấm chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, các vitamin nhóm B, vitamin D, đồng, kali...Nấm rất đa dạng về kích thước, hình dáng và màu sắc. Một số loại nấm thông dụng như: nấm đông cô, nấm rơm, nấm tai mèo, nấm kim châm, nấm đùi gà,...
Nấm có những công dụng điển hình như: tốt cho hệ phát triển của cơ xương khớp, tốt cho tim mạch, giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giúp kiểm soát cân nặng...
Gợi ý một số món ngon với nấm bạn nên nấu thử trong dịp Tết này như: Nấm hương xào ớt chuông, trứng hấp nấm rơm, nấm cú xào mướp hương, mề gà xào nấm...
Lưu ý khi ăn nấm:
Không ăn nấm lạ, không có nguồn gốc rõ ràng để tránh ăn phải nấm độc. Không nên ăn quá nhiều nấm, vì chúng có tính mát, ăn quá nhiều có thể gây khó tiêu. Nên sử dụng nấm tươi để chế biến món ăn, nấm để lâu ngày dễ bị mốc.
"Tết này nghỉ ăn thịt heo..."
Liên tục tăng giá trong hai tháng qua, thịt heo đang trở thành thứ hàng hóa xa xỉ trong bữa cơm của nhiều gia đình người Việt.