Grab lên kế hoạch cắt giảm khí thải carbon

Cuộc chiến giảm khí thải giữa các hãng xe công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á. Đầu tiên là Gojek và giờ đây là Grab.

Động thái này được cho là để phù hợp với chính sách mới liên quan đến việc hạn chế đến mức thấp nhất khí thải carbon của Singapore.

Theo một số nguồn tin, công ty 8 năm tuổi có trụ sở tại Singapore này được cho là đang tìm kiếm lời tư vấn từ các chuyên gia để đặt ra các mục tiêu dựa trên các số liệu khoa học nhằm giảm lượng khí thải carbon theo thỏa thuận Paris. Theo thỏa thuận, mục tiêu chung của thế giới là giảm nhiệt độ dưới 2°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

img_1314.jpg

Một tài xế GrabFood giao hàng bằng xe điện ở Little India, Singapore. Ảnh: Robin Hicks/Eco Bussiness

Grab bắt đầu quá trình giảm cacbon cùng lúc với đối thủ Gojek của Indonesia, công ty mà Grab đã đàm phán sáp nhập nhưng thất bại vào tháng 1 năm nay.

Việc cắt giảm khí thải của Grab bắt đầu bằng việc kiểm kê lượng khí thải. Hiện Grab chưa chia sẻ chi tiết về chiến lược của mình.

Cũng như Gojek, phần lớn lượng khí thải của Grab đến từ 187 triệu người dùng ứng dụng của mình tại 8 quốc gia.

Grab là một trong những nền tảng kỹ thuật số lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Ứng dụng này được xem là “một siêu ứng dụng hàng ngày và mọi thứ”, nó cung cấp một loạt các dịch vụ bao gồm giao đồ ăn, ngân hàng trực tuyến, thanh toán di động, bảo hiểm và thậm chí cả các dịch vụ giải trí như phát video.

Tin tức về kế hoạch cắt giảm carbon của Grab xuất hiện một ngày sau khi Singapore công bố một số biện pháp để “xanh hóa” hệ thống giao thông của mình vào thứ Năm (4/3).

Kế hoạch của chính phủ Singapore bao gồm loại bỏ dần xe ô tô và taxi sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng nhiên liệu “sạch hơn” vào năm 2025 cũng như triển khai xây dựng trạm sạc cho xe điện (EV).

Bên cạnh đó, thuế đường bộ đối với xe điện sẽ được hạ thấp vào năm sau.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Singapore Ong Ye Kung lưu ý rằng, xe điện giúp giảm 50% lượng carbon “ngay cả khi điện được tạo ra từ nhiên liệu hóa thạch”.

Hệ thống điện của Singapore được cung cấp gần như hoàn toàn bằng khí đốt tự nhiên.

Grab đã hợp tác với Hyundai để thử nghiệm xe điện để thay thế phương tiện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch ở Singapore và Indonesia vào tháng Giêng; với Honda và Viar để thử nghiệm xe máy điện ở Indonesia vào tháng 11 năm ngoái; và thử nghiệm xe đạp điện để giao hàng ở Thái Lan.

Tuy nhiên việc sử dụng EV ở Đông Nam Á vẫn còn hạn chế do có những lo ngại cũng như vấn đề về kinh phí dùng xe điện.

Grab đã cho biết đang làm việc với các chính phủ, nhà sản xuất và nhà cung cấp cơ sở hạ tầng có tính phí để phát triển phát triển cơ sở hạ tầng cho xe điện ở Đông Nam Á, vốn hiện đang bị hạn chế về quy mô.

Công ty này cho biết trong một tuyên bố: “Quan hệ đối tác với các chính phủ là đặc biệt cần thiết để cùng phát triển các chính sách và đẩy nhanh việc áp dụng xe điện”.

Những nỗ lực này bao gồm chia sẻ dữ liệu của tài xế với SP Power để tìm vị trí tốt nhất đặt trạm sạc xe điện ở Singapore và hợp tác với Công ty PLN của Indonesia để xây dựng mạng lưới các trạm sạc tại quốc gia này

Hiện, Grab đang khuyến khích các tài xế giao hàng của mình sử dụng các hình thức chuyển bằng xe điện hoặc xe đạp…

Ngoài việc giảm khí thải cacbon, Grab còn đang thực hiện các sáng kiến bền vững cho môi trường khác giảm lượng nhựa sử dụng một lần để giao hàng, không vận chuyển hàng sử dụng dao, nĩa, muỗng...

NGUYỄN MINH