Khẩu trang vải nhiều lớp có bảo vệ bạn khỏi COVID-19?

Nhiều người dùng khẩu trang y tế vì cho rằng đây là sự lựa chọn tốt nhất để ngăn ngừa khả năng nhiễm bệnh, liệu rằng điều này có hoàn toàn đúng.

Trong tình hình dịch bệnh bắt đầu lại bùng phát ở một số địa phương tại Việt Nam thì việc đeo khẩu trang là một việc được khuyến khích thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ra xã hội.

Tuy nhiên, có một số tranh cãi rằng liệu khẩu trang y tế hay khẩu trang vải sẽ tốt hơn cho việc cản giọt bắn có chứa mầm bệnh. Bài viết dưới đây so sánh công dụng của các loại khẩu trang với nhau để xem loại nào có hiệu quả cao nhất.

Một thí nghiệm được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Viện Kirby (Úc) quay lại cảnh giọt bắn từ miệng ra trong lúc nói chuyện, ho và hắt hơi trong các tình trạng khác nhau bằng một chiếc camera chụp tốc độ cao và hệ thống đèn LED.

Cụ thể, có 4 trường hợp được quan sát đó là không mang khẩu trang (trường hợp 1), đeo khẩu trang vải 1 lớp (trường hợp 2), 2 lớp (trường hợp 3) và loại khẩu trang y tế 3 lớp (trường hợp 4).

 Giọt bắn thu được trong quá trình đếm từ 1 - 10.
 Giọt bắn thu được trong quá trình đếm từ 1 - 10.
Giọt bắn được thu lại trong trường hợp ho và hắt hơi.
Giọt bắn được thu lại trong trường hợp ho và hắt hơi.

Qua thí nghiệm này, ta có thể dễ dàng thấy việc nói chuyện thông thường cũng đã có thể tạo ra các giọt bắn, và chúng sẽ tăng lên rất nhiều khi bạn ho hay hắt hơi.

Ngoài ra, việc đeo khẩu trang vải 1 lớp được cho là kém hiệu quả hơn nhiều khi so sánh với các loại khẩu trang còn lại, trong khi khả năng cản giọt bắn của khẩu trang vải 2 lớp lại khá tương đương với loại khẩu trang y tế 3 lớp mà bạn thường thấy trên thị trường.

Nghiên cứu có ý nghĩa gì?

Việc sử dụng khẩu trang có nhiều hơn 1 lớp như khẩu trang vải cũng có tác dụng bảo vệ bạn tương đương với khẩu trang y tế, và chúng giúp bạn hạn chế đến 67% xác suất có thể bị nhiễm bệnh.

Trong tình hình thiếu hụt khẩu trang y tế cho cơ sở cách ly hay nhân viên y tế hiện nay diễn ra trên toàn thế giới, thế nên việc bạn bất chấp bằng mọi cách để có chúng là một điều không cần thiết và lãng phí.

Yếu tố mà bạn cần để ý hơn đó chính là cách đeo của bạn đã đúng hay chưa. Nhiều người thường có thói quen chạm lên bề mặt ngoài của khẩu trang hay là tái sử dụng khẩu trang mà không qua giặt giũ. Những thói quen này sẽ có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và xâm nhiễm vào người bạn.

Nhiều người mắc sai lầm chạm tay vào mặt ngoài của khẩu trang.
Nhiều người mắc sai lầm chạm tay vào mặt ngoài của khẩu trang.

Mặc dù không hoàn toàn có thể cản được các tác nhân gây bệnh đến 100% nhưng bạn nên biết rằng việc sử dụng chúng thực sự có hiệu quả trong việc ngăn chặn lây lan bệnh dịch trong cộng đồng.

Một ví dụ đó chính là tại một tiệm cắt tóc ở Missouri, 2 người thợ bị nhiễm bệnh mà không biết mình nhiễm đã thực hiện cắt tóc cho 139 khách hàng, tuy nhiên không ai trong số khách hàng này bị lây từ 2 nhân viên này cả.

Tuy nhiên, khi về nhà thì 1 trong 2 nhân viên này đã tháo khẩu trang ra để giao tiếp với các thành viên trong gia đình (tất cả trong tình trạng không đeo khẩu trang) thì họ đều bị lây nhiễm.

Việc sử dụng khẩu trang vải được chứng minh là có tác dụng tránh virus lây lan ra cộng đồng tương tự như khẩu trang y tế, thế nên bạn cũng không cần sốt sắng lên để tìm khẩu trang y tế. Chỉ cần siêng giặt lại khẩu trang vải hằng ngày là bạn đã có thể tái sử dụng được rồi.

(tổng hợp)

VIÊN VIÊN

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương