Hôm 29/4, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố mức giảm GPD ở mức 4,8% trong quý I/2020, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 2008 và là quý thu hẹp đầu tiên kể từ năm 2014, khi đại dịch COVID-19 đóng sầm cánh cửa hoạt động của các doanh nghiệp và người tiêu dùng phải chôn chân ở nhà. Vào tháng 3, hầu hết toàn nước Mỹ đã chuyển sang phong tỏa, các tiểu bang đã ra lệnh cho các doanh nghiệp được xem là không cần thiết phải đóng cửa, gửi công nhân về nhà và thông báo với người dân tránh những cuộc tụ họp nhỏ.
Sau 11 năm kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, nay Mỹ phải chứng kiến số lao động đăng ký trợ cấp thất nghiệp lên tới 26 triệu người chỉ sau vài tuần kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia này.
Trước đó, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Bloomberg dự báo chỉ giảm ở mức 4% trong quý I và cho rằng số liệu của quý II thậm chí còn tồi tệ hơn.
Chưa dừng lại ở đó, quý II/2020 có khả năng tệ hơn rất nhiều, trong đó các nhà phân tích dự báo kinh tế Mỹ sẽ suy yếu mạnh nhất kể từ khi cơ quan này theo dõi số liệu GDP từ năm 1947...Bloomberg Economics dự báo kinh tế Mỹ thu hẹp 37% trong quý II/2020, trong khi UniCredit tỏ ra bi quan cùng cực với ước tính giảm 65%.
Nguyên nhân chính dẫn tới con số GDP ảm đạm trong quý I/2020 đến từ đà giảm mạnh nhất của chi tiêu tiêu dùng kể từ năm 1980 và tình trạng đầu tư doanh nghiệp lao dốc mạnh nhất trong gần 11 năm.
GDP quý I/2020 ảm đạm hơn dự báo hé lộ tác động trên diện rộng của COVID-19 đến sản lượng kinh tế Mỹ và tình trạng đóng băng của nền kinh tế.
Stephen Stanley, nhà kinh tế trưởng tại Amherst Pierpont Securities đã nói với Bloomberg Radio: “Thật sự không thể tin nổi là GDP giảm đến mức này mặc dù nền kinh tế đang hoạt động bình thường đến 80% thời gian của quý I/2020”.
Dù vậy, chứng khoán Mỹ vẫn tăng nhờ tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19. Đồng USD suy yếu và lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ đi xuống.
|
Hàng trăm gia đình ngồi trên ô tô xếp hàng chờ đến lượt bên ngoài Ngân hàng lương thực San Antonio, Texas, (ảnh trái) và các xe buộc mở sẵn cốp để các tình nguyện viên chất đồ vào trong, nhằm tránh tiếp túc trực tiếp giữa người cho và người nhận. Ảnh: Reuters. |
Khủng hoảng và phục hồi
GDP quý I/2020 đã đặt dấu chấm hết cho đà tăng trưởng bắt đầu từ giữa năm 2009 – thời điểm nền kinh tế bắt đầu phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Sau đó, GDP Mỹ tăng thêm 7 nghìn tỷ USD và tỷ lệ thất nghiệp rơi xuống mức đáy 50 năm tại 3,5%, mặc dù vẫn còn đó những ánh mắt hoài nghi về việc tài sản tập trung phần lớn trong tay những người giàu có nhất, đồng thời tiền lương tăng trưởng tương đối yếu ớt trong phần lớn thời gian tăng trưởng.
Thế giới bắt đầu ngấm đòn COVID-19, trong đó Trung Quốc đã ghi nhận đà giảm mạnh về sản lượng và khu vực đồng tiền chung châu Âu sắp hé lộ những nét vẽ đầu tiên trong bức tranh u ám sắp tới.
Khi Chính phủ Mỹ và các bang tranh luận dữ dội về thời điểm và tốc độ gỡ bỏ hạn chế đối với các công ty và trường học, thì vẫn còn đó những nỗi lo khôn nguôi: Liệu đà giảm tốc kinh tế sẽ kéo dài bao lâu và kinh tế sẽ phục hồi theo hình gì? Liệu đó là “V”, “L” hay “W”?
Những hy vọng về khả năng kinh tế phục hồi nhanh chóng đã tan biến như bọt biển. Cho tới nay, nhiều dữ liệu báo hiệu về khả năng suy thoái sâu, trong khi các dữ liệu khác lại cho thấy phục hòi nhẹ, theo công cụ theo dõi dữ liệu kinh tế của Bloomberg econom.
Kết quả GDP quý I đã cắt mạch tăng trưởng dài hơi nhất của nền kinh tế Mỹ. Ảnh: Forbes.com. |
Mặc dù có các gói viện trợ lớn của chính phủ và lãi suất gần như bằng không, các doanh nghiệp lớn và nhỏ có nguy cơ sẽ phá sản, trong lúc người tiêu dùng vẫn e dè không muốn đi mua sắm, ăn uống bên ngoài. Đó là vì nỗi ám ảnh mang tên “COVID-19", gánh nặng nợ nần và lo ngại về việc làm.
Một câu hỏi lớn khác là làm thế nào suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Donald Trump, người gần đây đã nỗ lực để loại bỏ các ràng buộc sau khi mất khả năng chạy trên một nền kinh tế mạnh.
Tại Cục Dự trữ Liên bang, nơi đã cắt giảm lãi suất và triển khai hàng loạt chương trình cho vay khẩn cấp chưa từng có, Chủ tịch Jerome Powell và các đồng nghiệp đang cố gắng hạn chế thiệt hại của virus đối với công việc và kinh doanh trong khi đặt ra các điều kiện để phục hồi.
Một trong những lo ngại lớn qua dữ liệu của chính phủ cho thấy 26 triệu người Mỹ nộp đơn thất nghiệp, cùng với sự sụt giảm trong doanh số bán lẻ và sản xuất.
GDP quý I/2020 của Mỹ giảm sút là hệ quả của việc quốc gia này phải nỗ lực khống chế dịch bệnh, thực hiện giãn cách xã hội dẫn tới tình trạng đóng cửa doanh nghiệp, sa thải lao động tăng cao...mức giảm đầu tiên kể từ mức giảm 1,1% trong năm 2014 - so với dự báo trung bình giảm 4% trong một cuộc khảo sát của Bloomberg về các nhà kinh tế. Vào tháng 1, các nhà phân tích đã dự báo tăng trưởng 1,6%.
Thay đổi các thói quen tiêu dùng
Chi tiêu tiêu dùng, đã bắt đầu hạ nhiệt trong nửa cuối năm 2019, và đã giảm ở mức 7,6% trong quý I/2020. Thay đổi thói quen tiêu dùng đã được chứng minh trong báo cáo GDP, vì sự gia tăng kỷ lục trong chi tiêu thực phẩm và đồ uống ngoài... khi ngày càng nhiều người mua hàng trực tuyến. Trong khi đó, lượng tiền chi cho hàng lâu bền như ô tô giảm mạnh nhất trong hơn 11 năm.
"Đơn đặt hàng tại nhà" đã tăng mạnh do đại dịch COVID-19 dẫn đến những thay đổi nhanh chóng về nhu cầu tiêu dùng của người dân ", Theo Cục phân tích kinh tế Mỹ. Ảnh: Reuters. |
Tiêu thụ được dự báo sẽ yếu hơn nhiều trong quý II/2020 vì các biện pháp của chính phủ rộng hơn bao gồm đóng cửa nhà hàng và cửa hàng đã không bắt đầu một cách nghiêm túc, cho đến giữa cuối tháng 3, và kéo dài đến hôm nay với phần lớn nước Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ cũng đã thực hiện một số điều chỉnh về cách ước tính tiền lương và, vì nguồn dữ liệu thường được sử dụng trong khoảng thời gian trước khi dịch COVID-19 xảy ra.
Ô tô xếp hàng tại một trong những ngân hàng thực phẩm của Utah vào ngày 24/4. Hàng triệu người đang đổ xô đến các ngân hàng thực phẩm trên cả nước vì các doanh nghiệp ngừng hoạt động đột ngột khiến họ không thể nuôi sống gia đình. Video: Dailymail. |
Nguồn: Bloomberg