Làn sóng bỏ việc diễn ra trên khắp thế giới

Các cuộc khảo sát cho thấy, cảm giác kiệt sức và suy giảm tinh thần gia tăng ở nhiều nước dẫn đến nghỉ việc nhiều.

Lie flat (nằm im, mặc kệ) đang trở nên phổ biến ở Trung Quốc và được coi là trào lưu nổi loạn của giới trẻ Trung Quốc hiện nay. Trào lưu này được bắt nguồn từ một bài đăng trên mạng xã hội về việc chọn nghỉ việc. Đó là phản ứng chống lại lịch trình làm việc mệt mỏi 996 (từ 9h sáng đến 9h tối trong 6 ngày một tuần).

Tháng 10, có hàng nghìn người lao động từ các công ty như Alibaba, TikTok của ByteDance đã tham gia vào một chiến dịch trực tuyến mang tên "Worker Lives Matter", một chiến dịch về chống làm thêm giờ, bằng cách đăng thông tin thời điểm bắt đầu và kết thúc ngày làm việc của họ.

Kết quả là ByteDance đã rút ngắn tuần làm việc hơn.

Làn sóng bỏ việc diễn ra trên khắp thế giới

Tại Thâm Quyến, những người lao động nhập cư vốn được ngợi ca là cần cù, chịu khó thì giờ đây họ đang tận dụng thời gian rảnh rỗi để chơi game hoặc xem ti vi. Họ chọn những công việc tạm bợ trong ngày để trả tiền điện thoại và thuê nhà. Hưởng ứng theo trào lưu này, giới trẻ thuộc tầng lớp trung lưu Trung Quốc cho rằng xã hội đang quá cứng nhắc và duy vật.

Tại Mỹ, theo một cuộc khảo sát của Mind Share Partners, 2/3 thế hệ Millennials đã rời bỏ công việc của họ trong năm nay vì lý do sức khỏe tinh thần và tỷ lệ này ở Gen Z thậm chí còn cao hơn, ở mức 81%. Đại dịch đang khiến giới trẻ Mỹ phải suy nghĩ lại về những vấn đề mà họ ưu tiên.

Không chỉ giới trẻ, trào lưu bỏ việc cũng xuất hiện với tỷ lệ cao ở những người trong độ tuổi từ 30 - 45, theo kết quả một khảo sát.

Tại Nhật Bản, giới trẻ Nhật cho biết họ buộc phải chọn lối sống bởi nền kinh tế trì trệ khiến cho mức lương thấp hơn và công việc thì kém an toàn hơn. Đến năm 2010, những người theo chủ nghĩa tự do này được coi như là một phần của "thế hệ satori". Thế hệ satori bị chỉ trích là "không giúp được gì cho nền kinh tế" vì họ chi tiêu quá ít. 

 Robin O'Day - giáo sư nghiên cứu về giới trẻ Nhật tại Đại học Bắc Georgia (Mỹ) - cho rằng: "Với những người tự do, cảm giác xấu hổ, lo lắng và giận dữ thường nhiều hơn. Nhưng giờ đây, dường như điều đó không là gì cả".

Ngay cả ở châu Âu, dù tình trạng bỏ việc không diễn ra trên quy mô lớn như ở Mỹ, nhưng nhiều người cũng đang suy nghĩ lại về sự nghiệp của họ. Trên toàn khu vực đồng tiền chung châu Âu, số lượng người đang làm việc ít hơn 2 triệu người so với trước đại dịch.

Thực tế là xu hướng The Great Resignation (bỏ việc trên quy mô lớn) đang diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Đại dịch đã gây ra nhiều thiệt hại cho cuộc sống của chúng ta. Áp lực trong công việc vốn tồn tại hàng thập kỷ qua nhưng bây giờ với thu nhập trì trệ, công việc bấp bênh trong khi chi phí nhà ở, giáo dục tăng cao, khiến cho ngày càng ít người trẻ đảm bảo được cuộc sống ổn định về tài chính.

Ngày càng có nhiều người thuộc thế hệ Millennials (những người sinh từ năm 1980 đến cuối những năm 1990) và Thế hệ Gen Z kết hôn, mua nhà và sinh con muộn hơn các thế hệ trước.

Theo một cuộc khảo sát của Microsoft, gần một nửa nhân sự trên thế giới của hãng này đang cân nhắc nghỉ việc. Một số người thuộc thế hệ già hơn chỉ trích thái độ này là đòi hỏi và lười biếng nhưng thực tế số giờ làm ở các nước giàu có hơn đã giảm nhanh trong nhiều thập kỷ qua ở tất cả các nhóm tuổi.

Thanh Mai

Ngập tràn các chương trình giảm giá, siêu sale ngày 12/12 trên các sàn thương mại điện tử

Ngập tràn các chương trình giảm giá, siêu sale ngày 12/12 trên các sàn thương mại điện tử

Theo Lazada Việt Nam, đây là thời điểm "vàng" cho các doanh nghiệp bán lẻ, thương hiệu, nhà bán hàng nhỏ lẻ và các sàn thương mại điện tử lên ngôi.