Vì sao Nga và Ukraina từ mối quan hệ 'anh em' trở thành ‘kẻ thù không đội trời chung’?

Từng sát cánh nhau trong chiến tranh Thế chiến thứ hai, cùng tồn tại trong Liên bang Xô Viết, thế nhưng trong vài thập kỷ trở lại đây mối quan hệ này ngày càng ngày càng xấu đi và giờ đây là “kẻ thù không đội trời chung". Nguyên nhân vì sao?

Từ đối tác trở thành đối thủ

Xét về quy mô địa lý, Ukraina là quốc gia lớn nhất trên lục địa châu Âu. Ukraina trở thành một quốc gia độc lập sau Thế chiến thứ nhất và sau đó trở thành một nước cộng hòa thuộc Liên Xô cho đến khi chính thể này sụp đổ.

23ukraine-articlelarge.jpg
Nga và Ukraina từ mối quan hệ 'anh em' trở thành ‘kẻ thù không đội trời chung’.

Ngày 24 tháng 8 năm 1991, nước này chính thức tuyên bố độc lập.

Nga đã công nhận biên giới của Ukraina trong một số thỏa thuận quốc tế, bao gồm Bản ghi nhớ Budapest năm 1994. Trong khi Ukraina phụ thuộc kinh tế vào Moscow, về mặt chính trị, nước này bắt đầu hướng về phía Tây khi có quan hệ với cả Liên minh châu Âu và NATO. Chính sách “hướng Tây” của Ukraina lên đến đỉnh điểm sau cuộc Cách mạng Cam năm 2004, với việc cử tri bầu ứng cử viên thân phương Tây Viktor Yushchenko làm Tổng thống mới của mình vào tháng 1 năm 2005. Tổng thống Viktor Yushchenko tại vị cho đến năm 2010.

Người kế nhiệm của ông Viktor Yushchenko là ông Viktor Yanukovych, người có khuynh hướng thân Nga.

Ngay khi nhậm chức Tổng thống, ông Viktor Yanukovych đã dừng việc ký một thỏa thuận liên kết với EU mà ông đã ủng hộ trước đó, và việc làm này đã tạo các cuộc phản đối dẫn đến việc ông bị phế truất vài tuần sau đó. Vào mùa xuân năm 2014, Nga đã chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của mình.

Việc sáp nhập bán đảo Crimea diễn ra không giống như các trận chiến đẫm máu và tổn thất nặng nề ở miền Đông Ukraina diễn ra từ năm 2014.

Đã có hơn 13.000 người thiệt mạng trong cuộc xung đột ở vùng Donbas miền Đông Ukraina từ năm cho đến nay, theo LHQ và có 1,4 triệu người đã phải rời bỏ nhà cửa do xung đột.

Vào tháng 2 năm 2015, Pháp và Đức đã đứng ra làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraina, được gọi là thỏa thuận Minsk (Minsk II). Tuy nhiên, thỏa thuận đó hiện đang bị trì hoãn sau hơn 20 nỗ lực ngừng bắn thất bại.

Sự mở rộng gây tranh cãi của NATO

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO đã theo đuổi cái mà họ gọi là "chính sách mở cửa" đối với các thành viên mới có thể có.

nga-cong-nhan-hai-vung-ly-khai-mien-dong-ukraine-phuong-tay-noi-song-20220222082459.jpeg
Vùng Donbas của Ukraina.

Trong hội nghị thượng đỉnh năm 2008 tại Budapest, tổ chức này đã đưa ra triển vọng về khả năng trở thành thành viên NATO cho Ukraina - tuy nhiên, không cung cấp một ngày cụ thể.

Ngăn Ukraina gia nhập NATO là một trong những yêu cầu then chốt của Moscow trong cuộc khủng hoảng hiện nay vì nước Nga xem một động thái như vậy là một mối đe dọa hiện hữu đối với mình.

Leo thang quân sự

Vài tháng trước, Nga đã bắt đầu một đợt tăng cường quân sự lớn ở biên giới bằng cách di chuyển xe tăng, pháo binh và trực thăng tấn công vào vị trí.

Ngoài ra, nước này và nước láng giềng Belarus còn có hơn 100.000 quân sẵn sàng chiến đấu ở chế độ dự phòng. Theo Moscow, quân đội nước này chỉ đang tham gia các cuộc tập trận quân sự.

1000.jpeg
Chiến sự ở miền Đông Ukraina đã leo thang trong những ngày gần đây.

Quân đội Nga là một trong những quân đội hùng mạnh nhất thế giới. Nó vượt xa Ukraina về nhân sự, trang thiết bị và vũ khí.

NATO tăng cường quân sự ở Đông Âu

Để đối phó với các đợt triển khai quân của Nga, NATO đã tăng cường sức mạnh cho sườn phía đông của mình. 350 binh sĩ Đức Bundeswehr và khoảng một trăm phương tiện quân sự đã được gửi tới Lithuania, một nước thành viên NATO. Hiện có gần 1.000 binh sĩ Đức đóng tại nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này.

60703809_7.png
Nato đã điều chuyển quân để đối phó với Nga.

Đức tuyên bố sẽ không gửi thiết bị quân sự tấn công tới Ukraina, không giống như các nước thành viên NATO khác là Ba Lan, Anh và Mỹ.

Bất chấp cảnh báo từ các nước phương Tây - trong đó có Đức - rằng Điện Kremlin không nên công nhận các khu vực ly khai ở miền đông Ukraina. Ngày 21 tháng 2, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh công nhận nền độc lập của cả Luhansk và Dontesk đồng thời ra lệnh cho quân đội tiến vào hai khu vực ly khai.

Mấu chốt Donetsk và Luhansk

Tình hình lên đến cực điểm khi ngày 21/2, Tổng thống Putin đã ký sắc lệnh công nhận 2 nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk là quốc gia độc lập. Đây được xem là đỉnh điểm để biến mối quan hệ của 2 quốc gia đối tác một thời trở thành “kẻ thù không đội trời chung”.

Donetsk, một hai nước cộng hòa tự xưng được Moscow công nhận độc lập nằm trong khu vực miền đông Ukraine và đã li khai khỏi Kiev từ năm 2014.

2022-01-22t144311z_1170127565_rc2a4s97scm9_rtrmadp_3_ukraine-crisis-donetsk.jpg
Một phụ nữ đi ngang qua các binh sỹ thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng ở thành phố Donetsk.

Trước đây, nó từng được đặt tên là Stalino, là một trung tâm công nghiệp nặng với ngành khai thác khoán sản đồng thời là một trong những trung tâm sản xuất thép chính của Ukrain.

Toàn bộ dân số của khu vực này vào khoảng 2 triệu người.

Trong khi đó Luhansk, trước đây là Voroshilovgrad, cũng là một thành phố công nghiệp với 1,5 triệu dân.

Hai thực thể này tạo thành vùng Donbas nằm sát biên giới với Nga ở bờ phía Bắc của Biển Đen - nơi có trữ lượng than khổng lồ.

Sự hiện diện của những người nói tiếng Nga xuất hiện khi nhiều công nhân Nga được cử đến đó sau Thế chiến thứ hai dưới thời Liên Xô.

Ngoài việc tranh giành lãnh thổ ra, Donbas cũng là trung tâm của cuộc chiến văn hóa giữa Kiev và Moscow khi chính quyền của TT Putin nói rằng những người nói tiếng Nga cần được bảo vệ khỏi chủ nghĩa dân tộc Ukraina.

Từ năm 2014 đến nay, hai thực thể này tìm mọi cách để tách khỏi Ukraina.

Denis Pushilin, người được bầu vào năm 2018 tại một cuộc bầu cử mà Kiev không chấp nhận hiện là lãnh đạo của cái gọi là Cộng hòa Nhân dân Donetsk, trong khi Leonid Pasechnik là lãnh đạo của khu vực ly khai Luhansk.

Nhiều lãnh đạo phe ly khai đã bị giết trong vài năm qua trong các cuộc tấn công nội bộ hoặc trong các chiến dịch do lực lượng chính phủ Ukrain, theo các báo cáo chưa thể xác minh.

Thủ lĩnh phiến quân của Donetsk Alexander Zakharchenko, đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom tại một quán cà phê ở Donetsk vào tháng 8 năm 2018, là nạn nhân nổi dậy nổi bật nhất trong cuộc xung đột cho đến nay.

NGUYỄN MINH

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương