Mặt nạ và đắc nhân tâm

Trong cái hỗn loạn xô bồ của cuộc sống, nhiều người thường nói về Phật pháp như cách nhanh nhất để tạo cho người xung quanh cảm giác tin tưởng, nể trọng

Trong cái hỗn loạn xô bồ của cuộc sống, nhiều người thường nói về Phật pháp như cách nhanh nhất để tạo cho những người xung quanh họ cảm giác tin tưởng, nể trọng… vì những lời Phật dạy thì có bao giờ là sai quấy?! là ác tâm?! Họ chắc cũng tin rằng mình thực sự đang tu tâm.

Ấy thế mà khi tiếp xúc lâu dần, ta mới thấy họ dùng Phật pháp như một lớp trang điểm hào hoa. Lửa thử vàng, gian nan thử sức… chẳng có lớp trang điểm nào là bền vững với thời gian, cho dù bạn có sử dụng bằng lớp silicon giống da người như thật thì đó vẫn không phải khuôn mặt mộc của bạn, đến một lúc nào đó thì lớp mặt nạ cũng sẽ tự rơi ra hoặc chính bạn bức bối không chịu nổi và bạn sẽ lột nó ra trong vô thức.

Sự đố kỵ, ganh đua khiến con người mù quáng (Ảnh minh họa)
Sự đố kỵ, ganh đua khiến con người mù quáng (Ảnh minh họa)

Nếu bạn luôn nói về Phật tại tâm, nhưng thân và khẩu của bạn thì luôn động loạn, bạn tìm mọi cách để bon chen và ganh đua, chơi với ai bạn cũng chỉ nhìn thấy những xấu xí của người khác để chỉ trích và có cơ hội thể hiện cái tôi đầy hãnh diện của mình… Vậy thì vô tình bạn đã tạo nên khẩu nghiệp, bạn đã tự dẫn mình vào tâm đố kỵ, loại tâm tính không chỉ khiến con người trở nên nhỏ nhen, hẹp hòi mà còn khiến con người ta mất đi suy nghĩ sáng suốt, mù quáng, không phân biệt phải trái, đúng sai mà rơi xuống vực thẳm.

Thân - Khẩu - Ý thực ra đều xuất phát từ Ý mà ra. Nếu suy nghĩ và tâm tưởng của bạn thực sự thiện lành và có giáo dưỡng, làm sao bạn có thể nói những lời cay nghiệt? Sao bạn có thể hành động vô tâm? Cũng là hình thức để giúp người khác nhận ra sai lầm của mình nhưng việc chỉ trích hay lên án người khác để thỏa mãn cái tôi của mình thì đó là sân hận, là đố kỵ, không thể hiện một chút nào văn hóa của Phật pháp, bạn không thực sự hiểu rằng thế nào là “dưỡng tính tu tâm”…

Điều đó khác biệt với việc bạn nhận ra sai lầm của người khác rồi góp ý cho họ, giúp họ tìm ra hướng đi đúng đắn để tu sửa và tiến bộ, nâng họ lên để họ đón nhận được ánh sáng tỉnh thức nhiều hơn, để bạn hạnh phúc khi họ tiến bộ như mình hay hơn mình… thì đó mới là lòng từ ái. 

Nếu bạn là người có kiến thức uyên thâm về Phật pháp nhưng không hành pháp thì khác nào cái thư viện bị bỏ hoang? Đến một lúc, bạn sẽ nhận ra rằng người thường muốn đắc nhân tâm đã là khó, nhưng người thông minh mà đắc nhân tâm còn khó hơn bội phần.

(Bài viết theo quan điểm cá nhân. Sự thật thường có chút vị đắng).

Speedlight

Một khi hàng xóm ham ca hát

Một khi hàng xóm ham ca hát

Nghe đâu các hãng sản xuất thiết bị âm thanh ở Việt Nam đã họp bàn có nên để lời khuyến cáo: “Hát karaoke có thể ảnh hưởng đến tính mạng”.