Mỹ, EU tạm ngưng nhập hàng dệt may Việt Nam, công nhân sẽ thế nào?

Thị trường xuất khẩu lớn của ngành dệt may gồm Mỹ, EU, đã ra thông báo tạm ngưng nhập hàng đối với các đơn hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Ông Phạm Văn Việt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may – Thêu đan TPHCM cho biết, hiện các thị trường xuất khẩu lớn của ngành dệt may gồm Mỹ, EU, đã ra thông báo tạm ngưng nhập hàng đối với các đơn hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam do ảnh hưởng dịch COVID-19.

Trước đó, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 bùng phát tại Hàn Quốc, Mỹ và EU, các đối tác nhập khẩu tại các nước này đã giảm từ 30-50% lượng đơn hàng. Hiện thị trường EU đã có thông báo ngưng nhập hàng trong vòng 1 tháng, thị trường Mỹ ngưng nhập hàng trong vòng 3 tuần.

Với việc đóng cửa tạm thời của 2 thị trường lớn nhất sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của ngành sản xuất dệt may là sản xuất theo mùa.

Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp chỉ còn trông chờ vào thị trường Nhật và ASEAN, tuy nhiên các thị trường này chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may.

Mỹ, EU hai thị trường chủ chốt xuất khẩu dêt may của Việt Nam tạm ngưng nhập hàng, công nhân sẽ thế nào?
Mỹ, EU hai thị trường chủ chốt xuất khẩu dêt may của Việt Nam tạm ngưng nhập hàng, công nhân sẽ thế nào?

Liên quan đến nguồn nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, ông Việt cho biết, hiện đã có khoảng 50% doanh nghiệp dệt may, chủ yếu là doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu đã chủ động được nguồn nguyên liệu do một số bạn hàng Trung Quốc đã chuyển được một phần nguyên liệu còn lại từ năm trước. Một phần nguyên liệu các doanh nghiệp đã chuyển sang nhập từ Thái Lan với giá cao hơn khoảng 15%.

Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp sản xuất gia công vẫn chưa giải quyết được khó khăn về nguồn nguyên liệu. Một số doanh nghiệp đã phải bắt đầu cho công nhân nghỉ việc luân phiên để duy trì sản xuất.

Tuy nhiên, khả năng chi trả lương chờ việc của các doanh nghiệp cũng chỉ có  thể duy trì được trong vòng từ 2-3 tháng

Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu dệt may lớn và quan trọng của Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy năm 2019, xuất khẩu dệt may vào Mỹ đạt 14,85 tỉ USD, tăng 8,4% so với năm 2018 và chiếm 45,2% kim ngạch xuất khẩu dệt may cả nước. 2 tháng đầu năm nay rơi vào dịch COVID-19, nhưng dệt may vẫn là một trong 3 nhóm hàng xuất khẩu đạt mốc tỉ USD sang Mỹ, đạt gần 2,25 tỉ USD. Với thị trường EU, năm 2019, khối này nhập khẩu 4,3 tỉ USD hàng dệt may từ Việt Nam, tăng 4% so với năm trước. Thị trường EU được kỳ vọng sẽ tăng mạnh sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.

Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội Thêu đan TP.HCM, xác nhận việc các đối tác từ nước ngoài thông báo tạm ngừng nhập hàng là có thật do các nước này đang tạm đóng cửa. Không chỉ hàng may mặc mà nội thất cũng tạm ngưng.

Do phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ và EU nên vấn đề này khiến doanh nghiệp dệt may lo lắng

Theo ông Phạm Văn Việt, sắp tới, với 2 gói “giải cứu” tổng cộng 280.000 tỉ đồng của Chính phủ, nên góp thêm một tay để doanh nghiệp tiếp tục chi trả lương cho công nhân, để họ không phải nghỉ việc, gây xáo trộn xã hội. Công nhân đã ký hợp đồng với doanh nghiệp, nhưng không có việc làm. Doanh nghiệp trong mùa dịch vẫn phải trả lương, bảo hiểm đầy đủ. Vậy tiền lương trợ cấp thất nghiệp đó có thể dùng quỹ hỗ trợ thông qua doanh nghiệp chi trả lương tạm thời cho công nhân...

VIÊN VIÊN (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương