Năm 2050: Miền Nam Việt Nam sẽ gần như ngập dưới nước ở đỉnh triều

Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, tới năm 2050, nhiều khu vực trên thế giới sẽ bị nhấn chìm bởi nước biển dâng, trong đó có phía nam Việt Nam

Nghiên cứu do Climate Central - tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey - thực hiện và được công bố trên chuyên san Nature hôm 29/10 cho thấy khoảng 300 triệu người sẽ bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng vào năm 2050.

Những nghiên cứu mới này dựa trên dữ liệu vệ tinh và tính toán của trí tuệ nhân tạo (AI), cho thấy nước biển dâng ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, xóa sổ nhiều thành phố lớn ven biển, trong đó phía Nam Việt Nam cũng là một trong số những khu vực có thể biến mất 

Tờ New York Times cũng dẫn nghiên cứu này và phân tích rõ, phía Nam Việt Nam là một trong các khu vực có thể bị nhấn chìm dưới đỉnh triều. Hơn 20 triệu người Việt Nam, chiếm khoảng 1/4 dân số, sống ở những vùng đất sẽ bị nước biển nhấn chìm.

Bản so sánh kết quả nghiên cứu cũ và nghiên cứu mới công bố về ảnh hưởng của nước biển dâng đối với miền Nam Việt Nam. Đồ họa: New York Times.
Bản so sánh kết quả nghiên cứu cũ và nghiên cứu mới công bố về ảnh hưởng của nước biển dâng đối với miền Nam Việt Nam. Đồ họa: New York Times.

Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn của đất nước, cũng có thể chìm trong nước - theo nghiên cứu được công bố trên trang Nature Communications.

Nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều khu vực có nguy cơ cao bị chìm trong nước như Mumbai (Ấn Độ). Bankok (Thái Lan), Thượng Hải (Trung Quốc)…

Tại Thái Lan, nghiên cứu chỉ ra rằng, hơn 10% dân số đang sống trên các khu vực có khả năng bị ngập lụt vào năm 2050, gấp 10 lần so với ước tính trước đó. Thủ đô Bangkok cũng nằm trong vùng bị ảnh hưởng trầm trọng.

Trung tâm thành phố Thượng Hải và nhiều khu vực xung quanh có khả năng bị nhấn chìm bởi nước biển dâng.

Mumbai, thành phố với 18 triệu dân cũng có thể bị nước nhấn chìm trong vòng 30 năm tới.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, mối đe dọa bị nhấn chìm không dừng lại ở Châu Á. 3,5 triệu người tại Anh có thể đứng trước nguy cơ ngập lụt vào năm 2050.

Chia sẻ với The Guardian, Scott Kulp - tác giả chính của nghiên cứu và là nhà khoa học cao cấp tại Climate Central cho biết: “Những đánh giá này cho thấy nguy cơ biến đổi khí hậu có thể định hình lại các thành phố, các nền kinh tế, những bờ biển và toàn bộ các khu vực trên toàn cầu trong cuộc sống của chúng ta”.

Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu tình trạng này tiếp tục tồi tệ, Tới năm 2100 khoảng 640 triệu người có thể bị đe dọa bởi nước triều. Các ước tính cũng dựa trên các quốc gia tiếp tục giảm thiểu phát thải theo thỏa thuận Paris. Tương tự, ước tính về tác động tài chính cũng có thể lớn hơn nhiều so với những dự báo trước đây. Dữ liệu của Ngân hàng Thế giới dự báo chi phí biến đổi khí hậu trên toàn cầu là khoảng 1 nghìn tỉ USD mỗi năm theo các nghiên cứu trước.

 

Nước lũ ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post.
Nước lũ ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Bangkok Post.

Nghiên cứu cũng cảnh báo, các quốc gia nên bắt đầu chuẩn bị cho công tác tái định cư ngay bây giờ. Bà Dina Ionesco, thuộc tổ chức International Organization for Migration nói: “Chúng tôi đã cố gắng rung hồi chuông cảnh báo. Chúng tôi biết là điều này sắp xảy đến” và cho biết thêm đây có thể là một trong những đợt di dân với quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Phạm Ngọc

Nhiều tuyến đường tại TP.HCM ngập nước vì triều cường lên cao

Nhiều tuyến đường tại TP.HCM ngập nước vì triều cường lên cao

Ngày 28/9, triều cường tại các vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai lên nhanh khiến nhiều tuyến đường, khu vực thấp trũng tại TP.HCM bắt đầu ngập.