Ngành chăn nuôi nội địa gặp khó khăn nặng nề, cạnh tranh bất bình đẳng

Nếu như nhập khẩu thịt heo, bò đáp ứng phần thiếu hụt nhu cầu trong nước, thì nhập khẩu thịt gà đã góp phần làm ngành này thiệt hại nặng nề.

Ngành chăn nuôi gà đang được cảnh báo gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thịt gà trong nước đang bị cạnh tranh bất bình đẳng.

Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hùng Vương, cho biết, ngày 1/1 sau khi khai trương kho đông lạnh mới với công suất 70.000 tấn đã có 50% kho được sử dụng để chứa hàng của khách đặt trước. Trong vòng 2-3 tháng tới, toàn bộ công suất kho cũng được lấp đầy do nhu cầu trữ đông hàng hóa tại Việt Nam rất cao. Điều này cho thấy, nhu cầu tìm kho trữ thực phẩm đông lạnh xuất nhập khẩu tăng rất nhanh.

  Thịt heo nhập khẩu từ Mỹ được bán tại một siêu thị ở quận 2, TP.HCM chiều 5-1 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thịt heo nhập khẩu từ Mỹ được bán tại một siêu thị ở quận 2, TP.HCM chiều 5-1 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Theo các công ty kinh doanh thực phẩm, lượng thịt nhập khẩu trong năm 2019 và 2020 đã tăng lên nhanh chóng. Có khoảng 200.000 tấn thịt gà mỗi năm, năm 2020 còn có thêm nhiều thịt heo và bò nhập khẩu. Có thời điểm, giá thịt gà bán ra chưa tới 15.000 đồng/kg trong khi giá thành trong nước 23.000 - 24.000 đồng/kg (gà lông).

Về thịt heo, giá có phần hạ nhiệt từ 100.000 đồng/kg xuống 65.000 đồng/kg vào tháng 10-2020. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội để các nước xuất khẩu tìm cách thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị này tại Việt Nam.

Ông Tống Xuân Chinh, phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, cho biết trong 11 tháng đầu năm 2020, VN đã nhập 517.904 con trâu, bò (91,5% là bò) với trị giá hơn 556 triệu USD cho mục đích giết mổ lấy thịt. Trong 11 tháng đầu năm, nước ta  nhập 80.124 tấn thịt trâu, bò đông lạnh, trị giá 295,9 triệu USD.

Đặc biệt việc nhập khẩu thịt gà đã góp phần làm ngành này thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử chăn nuôi. Năm 2020  giá gà nhiều lúc giảm còn 13.000 - 14.000 đồng/kg khiến nhiều nơi bị lỗ. 

Theo ước tính của ngành chăn nuôi, thị trường thịt Việt Nam có giá trị khoảng 18 tỉ USD/năm, có nhiều cơ hội cho thịt nhập khẩu ngày càng nhiều. 

Những năm qua, các quốc gia xuất khẩu thịt lớn trên thế giới như Mỹ, EU, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều có những chương trình quảng bá và tiếp thị các sản phẩm thịt vào trong nước. 

Theo Bộ NN&PTNT, đến nay đã có gần 2.000 công ty của 24 quốc gia và vùng lãnh thổ được công nhận đủ điều kiện xuất khẩu thịt và sản phẩm động vật vào VN. Trong đó nhiều nhất là Mỹ có 479 công ty, Pháp 172, Nhật 152, Úc 130, Ý 121 và Brazil cũng có tới 86 công ty…

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, giá gà công nghiệp giá thành tại Việt đã cạnh tranh được với nước ngoài. Các nước xuất khẩu có lợi thế về vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhưng lại tốn chi phí vận chuyển, lưu kho nên giá thành không thể thấp hơn. Hiệp hội đã đề xuất nhiều lần việc kiểm soát nguồn gốc thịt gà, thời hạn sử dụng và việc sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi nhưng chưa được giải quyết. 

Ông Vũ Mạnh Hùng - tổng giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn (Bình Phước), cả năm 2020 ngành nuôi gà của VN thua lỗ nặng nề bởi hai nguyên nhân. Đầu tiên là do sức tiêu thụ giảm vì dịch bệnh, thứ hai là do các công ty tăng đàn quá nhanh. Gà của VN không có chiến lược hay kiểm soát cụ thể dẫn tới bất ổn lúc. Chính phủ hay Bộ NN&PTNT rất khó ban hành các chính sách hỗ trợ ngành chăn nuôi gà.

"Hãy làm như Hà Lan, họ quy hoạch các vùng chăn nuôi với số lượng cụ thể đến từng trang trại cho từng năm nên sản lượng ổn định, rất dễ ban hành chính sách xuất nhập khẩu. Ai muốn nuôi nhiều hơn phải đàm phán mua lại quota. Tôi cho rằng VN cũng cần phải có chính sách như vậy để ổn định nguồn cung trong nước, trên cơ sở đó Nhà nước mới có những chính sách kiểm soát thịt nhập khẩu", ông Hùng đề xuất.

Thanh Mai

Liệu có xảy ra tình trạng 'sốt' giá thịt heo dịp Tết?

Liệu có xảy ra tình trạng 'sốt' giá thịt heo dịp Tết?

Nguồn cung ứng ra thị trường khá ổn định, cộng với lượng thịt heo nhập khẩu và các nguồn thực phẩm khác, giúp thịt heo khó xảy ra tình trạng "sốt giá".