Ngày nào đẹp dọn ban thờ đón năm 2021?

Chào đón năm mới 2021, bạn đã biết ngày nào tốt để tỉa chân nhang, bốc lại bát hương, dọn dẹp bàn thờ tổ tiên cuối năm chưa?

Trong văn hóa người Việt, xem ngày tốt để dọn dẹp bàn thờ cuối năm là một phong tục cổ truyền của nhiều gia đình để chuẩn bị đón Tết nguyên đán. Khi dọn dẹp thì nên tỉa chân nhang như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

1. Ngày nào tốt tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ đón năm 2021?

Thông thường sẽ tỉa chân nhang ngày 23 tháng chạp. Các ngày 13, 15, 20, 21, 23, 25, 27 tháng Chạp (âm lịch) năm là những ngày tốt nhất để tiến hành bốc lại bát hương. Tỉa chân nhang, dọn dẹp bàn thờ tổ tiên.

2. Dọn bàn thờ cuối năm vào giờ nào?

Theo quan niệm dân gian, 23 tháng Chạp là thời điểm ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời bẩm báo những việc đã xảy ra trong gia đình trong một năm vừa qua. Đến đêm 30 Tết, các vị thần mới trở về để coi sóc việc bếp núc của gia đình.

Thông thường, các gia có thể bắt đầu cúng ông Táo quân từ tối 22 tháng Chạp đến trước 12h trưa ngày 23. Dù vướng bận chuyện gì, gia đình cũng cần hoàn thành nghi lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Nhiều người quan niệm rằng, sau khi ông Táo lên chầu trời, mọi người mới tiền hành dọn dẹp bàn thờ để không mạo phạm thần linh. Tuy nhiên, có người lại cho rằng, việc giữ sạch bàn thờ thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, thần linh nên chỉ cần chọn ngày lành là phù hợp.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

3. Chi tiết cách lau dọn ban thờ cuối năm

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi lễ lau dọn nhà cửa sạch sẽ, mở rộng các cửa lớn trong nhà, chuẩn bị đĩa cúng hoa quả tuỳ tâm.

- 10 bông cúc vàng chia làm 2 bình cắm 2 bên (hoặc 1 bình 5 bông, tùy điều kiện gia chủ).

- Rượu trắng và 1 củ gừng để nguyên vỏ giã nát + khăn sạch (giã gừng và đổ rượu vào, ngâm khăn vào rượu ít nhất 30 phút trước khi lau dọn).

Bước 2: Thắp hương trước khi dọn dẹp

Thắp 1 nén hương và khấn xin phép gia tiên/ các quan thần linh/ thần tài để thông báo xin được dọn dẹp bàn thờ xin các Ngài tạm lánh sang 1 bên để thực hiện việc dọn dẹp. Đợi hương tàn hết thì mới bắt đầu dọn.

Bước 3: Hạ các đồ muốn lau dọn xuống

Gia chủ cần đặc biệt lưu ý các vấn đề sau:

- Tuyệt đối không được hạ và di chuyển bát hương (có một số vùng miền đến 23 tháng Chạp là đổ hết tro trong bát hương, sau đó cho tro mới vào bốc lại).

- Không dốc, đổ bát hương, mà nên bốc từng nắm, tránh âm phần bị động.

- Cần chuẩn bị 1 cái bàn to và cao, phủ vải hoặc giấy đỏ để hạ đồ thờ cúng (bài vị, di ảnh, bình hoa, chén nước,… xuống và để ngay ngắn đồ thờ cúng lên bàn).

- Không lau đồ trực tiếp trên bàn thờ.

- Dùng khăn sạch đã ngâm rượu gừng từ 30 phút trở lên để lau toàn bộ các đồ thờ.

- Sau đó dùng thêm 1 khăn khô lau lại. Lau lần lượt từng món, không nên lau vội vàng, không kẹp đồ thờ vào nách, chân hoặc háng. Không được vứt đồ thờ cúng lăn lóc mà phải để ngay ngắn, trang nghiêm.

Bước 4: Bao sái, rút tỉa chân hương

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Rửa 2 tay sạch bằng rượu gừng trước khi thực hiện.

Dùng 1 tay giữ chặt bát hương xuống để tránh làm cho bát hương bị xê dịch. Dùng khăn khô, chổi khô lau quét toàn bộ bụi trên miệng, xung quanh bát hương. Sau khi lau dọn, lấy 2 tay (lưu ý là 2 tay) rút tỉa từng chân hương 1 cho tới khi chân hương còn số lẻ 1/3/5/7/9.

Thường bát hương thần linh nên để lại 5 chân hương (ngũ hành tề tụ). Những bát hương khác thì để lại 3 chân hương (sinh tài).

Chỗ chân hương rút ra để lại lên bàn có phủ vải/ giấy đỏ, sau đó hoá hết chân hương đó đi, tro tàn gom lại và thả ra sông có dòng chảy nếu có thể. Sau đó lấy thêm 1 khăn sạch khô lau dọn tàn từ chân hương cũ rơi xuống.

Dùng khăn đã ngâm rượu gừng lau lại 1 lần xung quanh bát hương là hoàn thành. Lấy khăn khô lau và thu dọn hết toàn bộ bụi, tro trên bàn thờ xuống.

Thêm 1 khăn sạch khác cũng đã ngâm rượu, lau lại toàn bộ bàn thờ, sau đó lại dùng khăn khô lau lại 1 lần nữa.

Bước 5: Đặt lại đồ cúng

Đặt lại đồ thờ cúng và thay nước, thay chum gạo muối (nếu có). Sau đó, khấn xin thỉnh các Ngài về, báo cáo con đã xong việc.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

4. Bài khấn lau dọn ban thờ

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:………………

Ngụ tại:………………….

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).

Hôm nay là ngày … tháng Chạp năm … , con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

5. Lưu ý khi dọn bàn thờ ngày cuối năm

- Lau dọn bàn thờ ngày cuối năm bao gồm hai việc chính một là lau dọn trước, hai là tỉa chân hương sau.

- Trước khi dọn bàn thờ, gia chủ nên tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉnh tề.

- Cần chuẩn bị mâm lễ nhỏ (gồm hoa quả, bánh kẹo) đặt lên bàn thờ, thắp hương khấn tổ tiên, thần linh mời các ngài tạm lánh, xin phép dọn dẹp nơi thờ cúng.

- Chờ hết hương mới bắt đầu dọn dẹp.

- Khi lau dọn cần sử dụng khăn sạch và nước ấm. Nhúng ướt khăn và vắt khô rồi mới lau dọn. Lau từ trên xuống dưới, từ bài vị thần linh trước, tổ tiên sau.

- Sau đó dùng chổi quét dọn bụi bẩn, tàn tro, mạng nhện trên bàn thờ.

- Trước khi tỉa chân hương cần vái xin thần linh và tổ tiên. Lưu ý chỉ tỉa bớt chân hương, không được dịch hoặc xoay chuyển vị trí của bát hương.

- Sau khi rút chân hương, lau sạch bát hương, chọn một cây hương có tàn đẹp cắm lại vào bát (thường là số lẻ, 3, 5, 7 hoặc 9). Số còn lại đem hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

AN LY (t/h)

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương