Nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ cháy nổ là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra cháy nổ như hàn xì, chập nguồn điện hay do chính thói quen của con người.

Do hàn xì

Báo cáo tại Hội nghị về công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), sáng 12/9, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, một trong những nguyên nhân khiến xảy ra nhiều sự cố cháy nổ là vì sau thời gian dài dịch Covid-19, nhiều thiết bị điện tử hư hỏng không được kiểm tra khắc phục. Nhiều sự cố phát sinh do bất cẩn khi cải tạo, sửa chữa, nhất là việc hàn, cắt kim loại; ngoài ra, việc lắp đặt các biển quảng cáo không đảm bảo các tiêu chuẩn về PCCC cũng là một trong các nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy, nổ.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ cháy nổ là gì?

Thợ hàn là tác nhân gây cháy nổ kinh khủng, các quán karaoke cũng là do thợ hàn. Nhưng hiện nay chưa ai cấp phép cho thợ hàn, kiểm tra máy của thợ hàn cũng chưa có”, ông An nói.

Đa phần các cơ sở hàn cắt kim loại việc huấn luyện kiến thức phòng cháy chữa cháy còn hạn chế. Ngoài ra, trong quá trình hàn cắt, nhiều nơi đã không cử người trông coi hoặc chỉ ít người trông coi, không có biện pháp cách ly các vật liệu và hàng hóa dễ cháy ra khỏi khu vực hàn cắt.

Ở nhiều nơi việc huấn luyện về nghiệp vụ PCCC rất hạn chế, công nhân không được tập huấn nghiệp vụ chuyên môn về PCCC. Khi hàn cắt kim loại không có các biện pháp an toàn PCCC. Sử dụng các thiết bị hàn cắt (bình O2, gas, C2H2…) không đảm bảo an toàn…

Do nguồn điện

Phần lớn nguyên nhân của các vụ cháy nổ xảy ra đều do chập cháy nguồn điện. Chủ yếu là do sử dụng điện năng quá tải gây ra chập cháy hệ thống điện. Đặc biệt, tại thời điểm nắng nóng gay gắt hiện nay, nhà nhà người người đều sử dụng các thiết bị làm mát, tăng nguy cơ xảy ra cháy nổ, hỏa hoạn.

Chỉ cần xuất hiện một ngọn lửa nhỏ, đám cháy nhanh chóng bùng lên lớn. Ngoài ra, những hộ gia đình kết hợp với kinh doanh thường rất khó thoát nạn khi đám cháy xảy ra. Do họ thường sử dụng tầng 1,2 làm nơi buôn bán, sản xuất, khiến lối đi bị cản trở bởi nhiều đồ đạc, hàng hóa trưng bày.

Thiết kế không đạt tiêu chuẩn

Các ban công, cửa sổ nhà được người dân quây khung sắt bảo vệ. Với mục đích bảo vệ trẻ nhỏ trong gia đình hay phòng chống trộm cắp đột nhập. Do đó, khi đám cháy xảy ra, người dân chỉ còn duy nhất lối cửa chính để thoát hiểm. 

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, các quán karaoke, vũ trường hiện nay chủ yếu chuyển đổi từ nhà ở sang cơ sở kinh doanh nên nhiều cơ sở không đạt tiêu chuẩn, ví dụ như quy định về 2 lối thoát nạn rất khó thực hiện với nhà ở riêng lẻ. Trong khi đó có khá nhiều quy định như về vật liệu, trang trí phải bảo đảm không cháy, quy định về an toàn điện, quy định về khoảng cách giữa cơ sở karaoke với nhà bên cạnh, nhiều lúc nhà dân xen kẹt ở giữa, các nhà liền nhau, các cơ sở lại không bảo đảm được.

“Khi xin cấp phép, họ xin xây dựng nhà ở riêng lẻ chứ không xin cấp phép để kinh doanh karaoke. Sau đó, họ lại cải tạo, sửa chữa sang kinh doanh karaoke nhưng cũng không xin phép nên bước đầu tiên rất dễ bị bỏ qua. Rồi ý thức của chủ sở hữu, vận hành không có các kỹ năng hướng dẫn, nhân viên thì không có các kỹ năng về chống cháy nổ, thoát hiểm… nên khi xảy ra sự cố thì rất khó xử lý”, ông Hùng chỉ rõ..

Đại tá Huỳnh Ngọc Quan, Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an TP.HCM (PC07), cho biết những cơ sở kinh doanh karaoke thường hoạt động trong điều kiện kín để cách âm. Vì thế, thông gió, hút khói ở những cơ sở này hạn chế. Các quán này thường chuyển công năng từ nhà ở (là các nhà ống) sang quán karaoke nên rất khó thoát nạn khi xảy ra cháy.

"Các khu vực mặt tiền quán karaoke thường ốp lát cứng, hộp đèn quảng cáo nhiều dây điện chằng chịt như lồng sắt nhốt kín người", theo ví von của đại tá Quan. Ông lưu ý các hộp đèn quảng cáo là hạng mục cần được kiểm tra kỹ về PCCC.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết cơ chế kiểm soát phòng cháy chữa cháy cũng có tới ba bước, nhưng vẫn có nhiều bất cập khi phần lớn quán karaoke, vũ trường chủ yếu chuyển đổi từ nhà ở sang cơ sở kinh doanh nên nhiều cơ sở không đạt tiêu chuẩn, ví dụ như quy định về hai lối thoát nạn rất khó thực hiện với nhà ở riêng lẻ.

Trong khi đó, khi xin cấp phép, họ xin xây dựng nhà ở riêng lẻ chứ không xin cấp phép để kinh doanh karaoke, nhưng rồi lại cải tạo, sửa chữa sang kinh doanh karaoke mà cũng không xin phép. Ý thức của chủ sở hữu, vận hành không có các kỹ năng hướng dẫn, nhân viên không có các kỹ năng về chống cháy nổ, thoát hiểm… nên khi xảy ra sự cố thì rất khó xử lý.

Theo quy định về PCCC, khi xây dựng quán karaoke từ 1.500 m2, chủ cơ sở phải lập hồ sơ thiết kế và gửi cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt và nghiệm thu trước khi đưa vào hoạt động. Đối với cơ sở kinh doanh karaoke dưới 500 m2 phải trang bị phương tiện, thiết bị PCCC.

Các cơ sở karaoke thuộc dạng công trình tập trung đông người bắt buộc phải bố trí đủ 2 lối ra thoát nạn an toàn (buồng thang bộ kín hoặc cầu thang bộ bên ngoài nhà để hở).

Cơ sở karaoke có diện tích sử dụng từ 200 m2 hoặc từ 1.000 m2 trở lên; từ 3 tầng trở lên hoặc có 1-2 tầng diện tích từ 3.500 m2, phải được trang bị hệ thống chữa cháy tự động.

Cơ sở kinh doanh karaoke bị nghiêm cấm sắp xếp vật dụng che chắn, cản trở lối thoát nạn; lắp đặt biển quảng cáo che lấp ban công của cơ sở và tầng sân thượng, mái phải có lối lên từ tầng dưới qua thang cố định và cửa đi, không khóa cửa lối lên mái.

Vật liệu dùng để trang trí, ốp trần, tường cách âm cho phòng hát karaoke phải là vật liệu khó cháy hoặc không cháy, bên trong các vật liệu trang trí này không nên lắp đặt quá nhiều đèn chiếu sáng trang trí.

Sơ suất của con người 

Một trong những lý do dẫn đến những vụ cháy nổ là do sơ suất của con người. Có thể là do chúng ta bất cẩn hoặc chúng ta không hiểu đúng cách về mối đe dọa mà lửa gây ra nên chủ quan trong các thói quen hằng ngày. Ví dụ như vụ cháy xảy ra vào khoảng 21h30 ngày 11/9. Đám cháy phát ra từ căn hộ ở tầng 20 tại block B của chung cư nằm trên đường Võ Văn Kiệt, phường 16. Nguyên nhân có thể do chủ căn hộ đốt nhang làm rớt tàn xuống thùng xốp ở phía dưới gây ra cháy. 

Trong khi nấu nước dầu mỡ bốc cháy khi bị đun nóng quá mức trên bếp hoặc trong lò vi sóng mà không cần mồi lửa trực tiếp. Các dụng cụ nấu ăn di động như: nồi cơm điện, lò nướng bánh mỳ, chảo điện… cũng là nguyên nhân gây cháy bởi nguy cơ chập điện, cháy nổ do bị người nấu ăn bỏ quên hoặc không được vệ sinh đúng cách. Các lò nướng thịt cũng có thể gây cháy khi có thể bắt lửa vào sàn, tường nhà bằng gỗ, bàn, ghế gỗ.

Thanh Mai

Công nhân xin nghỉ Tết sớm để về quê... cách ly

Công nhân xin nghỉ Tết sớm để về quê... cách ly

Nhiều công nhân xin nghỉ sớm hơn chục ngày khiến nhà máy phải thay đổi phương án sản xuất.