Nhạc thiếu nhi: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Liệu rằng, cứ thả trôi đi một mảng âm nhạc quan trọng đến vậy, thì tương lai cho thẩm mỹ nghệ thuật của cả một thế hệ trẻ sẽ đi về đâu?

Cách đây không lâu, trên mạng xã hội lan truyền một đoạn video ghi hìnhmột ca khúc dành cho thiếu nhi từ cách đây hơn 40 năm, đó là ca khúc“Reo vang bình minh” của nhạc sỹ Lưu Hữu Phước.

Ca khúc này được sáng tác từ năm 1947, trong đoạn video đó, các em béđứng hồn nhiên hát say sưa dưới khoảng sân nắng, gương mặt hồn nhiênngây ngô với những động tác hết sức tự nhiên và ngộ nghĩnh. Phần hòa âm phối khí cũng được thực hiện vô cùng đơn giản.Ca khúc được đông đảo khán giả của thế hệ 8x và cả 7x chia sẻ mạnh mẽ với sự yêu thương, trân trọng.

Gần nửa thế kỉ trôi qua từ ngày ca khúc “Reo vang bình minh” ra đời,chúng ta đã có một nền âm nhạc rất khác, với đầy đủ các kĩ thuật âmthanh điện tử hiện đại, những sân chơi âm nhạc lớn hơn, những lớp đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp hơn, nhưng tại sao nhiều lớp thế hệ khán giảvẫn nhớ về một thời âm nhạc của “Reo vang bình minh” như những kí ức đã trôi qua mà không thể tìm về?

Nhìn lại chặng đường âm nhạc thiếu nhi Việt Nam từ những ngày đầu tân nhạc Việt Nam cho đến Cách mạng Tháng Tám và về sau này, đã có nhiều những thế hệ nhạc sĩ viết cho thiếu nhi và đã có những đóng góp đáng kể cho nền âm nhạc thiếu nhi Việt Nam. Những sáng tác đó đã đượcghi nhận, được phổ biến rộng rãi, và đóng góp một phần quan trọng trongđời sống âm nhạc Việt Nam. Nếu những năm 50, chúng ta có Lưu Hữu Phước với “ Thiếu nhi thế giới liên hoan", "Reo vang bình minh"…, Phạm Trọng Cầu với “Cho con”, Phạm Tuyên với “Chú voi con ở bản Đôn”,“Chiếc đèn ông sao”… gần đây hơn nữa, chúng ta có “Em đi giữa biển vàng”, “Đi học” của Bùi Đình Thảo, “Đưa cơm cho mẹ đi cày” của Hàn Ngọc Bích, “Bụi phấn” của Vũ Hoàng hay “Ngày đầu tiên đi học” của Nguyễn Ngọc Thiện…Những ca khúc mà dường như chỉ cần giai điệu vang lên, chúng ta có thể hình dung ra cả một khung trời tuổi thơ với bao mộng ước trong trẻo và tươi sáng. Những hình ảnh vừa gần gũi vừa sinh động, đi vào ký ức của biết bao thế hệ khán giả.

Thế nhưng, càng những năm gần đây, để kể tên một ca khúc cho thiếu nhi thực sự đọng lại trong tâm trí khán giả gần như là không còn nữa. Trong khi những chương trình âm nhạc, những trung tâm đào tạo thiếu nhi mọclên như nấm, thì mảng âm nhạc dành cho thiếu nhi gần như bị bỏ mặc.Một số ca khúc viết cho thiếu nhi tạm gọi là nổi trội trong thời gian gầnđây như “Nhật kí của mẹ”. “Gặp mẹ trong mơ” hay “Ba kể con nghe”..thì gần như đi đến đâu cũng nghe thấy, được sử dụng, khai thác đến mứccạn kiệt. Mà chất lượng về ca từ cũng như tính giai điệu của những ca khúc đó cũng chưa thực sự có thể gọi là xuất sắc.

Cùng với dòng chảy ồn ào của thị trường âm nhạc, các em nhỏ hiện nay cũng được tiếp xúc với âm nhạc từ rất sớm. Nhưng ngược lại, sự rung động thực sự của các em với cái hay, cái đẹp thì đang dần mất đi, bởinhững giá trị nghệ thuật đích thực đang ngày một khan hiếm dần trong không gian âm nhạc, thay vào đó là những sự rập khuôn, bắt chước được dẫn dắt bởi những người lớn xung quanh.

Nếu như một ca khúc thiếu nhi đẹp như “Reo vang bình minh” đã đi vào tiềm thức của biết bao thế hệ khán giả, thì một ca khúc kém chất lượng cũng ảnh hưởng đến tư duy của giới trẻ nhiều như thế. Vậy mà hiện nay, tràn lan từ ghế nhà trường tới gia đình, tới các sân khấu biểu diễn dành cho thiếu nhi, chúng ta thường xuyên bắt gặp hình ảnh những em nhỏ hát những ca khúc như “Vợ người ta”, “Em gái mưa”… một cách vô cảm.

Các em nhỏ hiện nay cũng được tiếp xúc với âm nhạc từ rất sớm
Các em nhỏ hiện nay cũng được tiếp xúc với âm nhạc từ rất sớm

Khoan nói đến chất lượng âm nhạc, mà chỉ bàn đến việc một thế hệ trẻ tuổi đang bị “lão hóa sớm” với những câu chữ, hình ảnh, giai điệu ngập tràn yêu đương, đau đớn, thì còn chỗ nào cho sự vô tư, trong sáng của cácem được nuôi dưỡng? Và điều đáng nói hơn là cả phụ huynh, các thầy cô giáo, huấn luyện viên cũng hoàn toàn đồng tình với việc con em mình tiếp cận những ca khúc có nội dung yêu đương, đau khổ không đúng với lứa tuổi mình như vậy,và coi đó là điều hoàn toàn bình thường.

Vậy lý do vì đâu mà chúng ta lại trở nên khan hiếm những ca khúc thiếu nhi “tử tế”, và chấp nhận “bắt tay” với sự xâm lấn của những ca khúc “kém trong sáng” dành cho thiếu nhi như vậy? Lý giải cho điều này, trước hết phải kể đến sự xao nhãng và kém hào hứng của các nhạc sỹ dành cho mảng âm nhạc thiếu nhi. Vì đó là mảng thị trường kém hiệu quả, khả năng thu về doanh thu thấp. Như nhạc sĩ Phạm Tuyên đã từng phải nói thẳng: “Các nhạc sĩ trẻ hiện nay khôngphải không có tài, nhưng họ ngại, bởi viết nhạc thiếu nhi thì không có tiền”.

Ngoài ra, sự “xâm lăng” của ngành công nghệ số với Youtube và Facebook là hai công cụ chính cũng là lý do lớn để các em nhỏ có cơ hội tiếp xúc với đa dạng các sản phẩm âm nhạc tràn lan không có kiểm soát về mặt chất lượng trên mạng xã hội, được “đến gần hơn” với những “thần tượng âm nhạc” tự phong như Hoa Vinh, Khá “Bảnh” … và dễ bị dẫn dắtbởi những tư tưởng lệch lạc và thiếu đúng đắn. Cùng với đó, là sự buông lỏng kiểm soát của gia đình, nhà trường, sự vô cảm của một vài những cơ quan quản lý Văn hóa, khiến cho mảng âm nhạc dành cho thiếu nhi Việt cứ mãi trượt dài.

Và liệu rằng, cứ thả trôi đi một mảng âm nhạc quan trọng đến vậy, thì tương lai cho thẩm mỹ nghệ thuật và ý thức của cả một thế hệ trẻ củachúng ta sẽ đi về đâu?

Lan Anh

20 triệu liều vaccine Vero Cell được phân bổ về 60 tỉnh thành

20 triệu liều vaccine Vero Cell được phân bổ về 60 tỉnh thành

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có quyết định phân bổ 20 triệu liều vaccine COVID-19 Vero Cell do Tập đoàn Sinopharm sản xuất cho 60 tỉnh, thành phố. Đây là đợt phân bổ vaccine COVID-19 lớn nhất đến thời điểm này.