Những lần "đường lưỡi bò" lọt lưới và dấu hỏi kiểm duyệt

Hình ảnh "đường lưỡi bò" xuất hiện trong "Lấy danh nghĩa người nhà" được chiếu ở Việt Nam đang gây nên sự phản ứng từ khán giả Việt.

Sáng 24/8, cư dân mạng chia sẻ hình ảnh trong tập 18 phim Trung Quốc Lấy danh nghĩa người nhà có xuất hiện hình ảnh "đường lưỡi bò" phi pháp (tức đường chín đoạn - do Trung Quốc vạch ra, đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế). Đó là cảnh một nhân vật bước vào thang máy, biển quảng cáo trong thang máy in hình bản đồ Trung Quốc được cho là có "đường lưỡi bò". Điều này đã khiến phần đông khán giả Việt Nam bức xúc và kêu gọi tẩy chay bộ phim. 

Hình ảnh bản đồ Trung Quốc được cho là có 'đường lưỡi bò' phi pháp trong tập 18 'Lấy danh nghĩa người nhà' đang bị cư dân mạng phản đối -
Hình ảnh bản đồ Trung Quốc được cho là có 'đường lưỡi bò' phi pháp trong tập 18 'Lấy danh nghĩa người nhà' đang bị cư dân mạng phản đối -

Đặc biệt cộng đồng phim cũng nhấn mạnh việc ba diễn viên chính trong phim là Tống Uy Long, Đàm Tùng Vận, Trương Tân Thành đều là những ngôi sao từng chia sẻ hình ảnh "đường lưỡi bò" trên trang cá nhân.

Ông Phan Lê Trung Tín, đại diện truyền thông FPT Play, một trong những đơn vị mua bản quyền Lấy danh nghĩa người nhà đã phản hồi về sự việc này như sau: "Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội là bản đồ Trung Quốc, không có đường lưỡi bò, hai dấu chấm đỏ chính là đảo Hải Nam và Đài Loan. Tuy nhiên, để không làm ảnh hưởng cảm xúc của khán giả, với tất cả hình ảnh bản đồ của Trung Quốc, chúng tôi đều kiểm duyệt và cắt bỏ dù những hình ảnh đó không có đường lưỡi bò".

Đây không phải lần đầu tiên các bộ phim có hình ảnh "đường lưỡi bò" của Trung Quốc gây bức xúc trong dư luận.

Năm 2019, phim hoạt hình Everest - Người tuyết bé nhỏ (Abominable) cũng bị phát hiệ có hình ảnh tấm bản đồ có "đường lưỡi bò" trong một cảnh phim. Điều này khiến khán giả vô cùng tức giận. Bộ phim do Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam nhập khẩu, Hội đồng duyệt phim quốc gia duyệt cho ra rạp. Ngay sau đó, bộ phim đã  rút khỏi các hệ thống rạp chiếu.

  Phim hoạt hình Everest: Người tuyết bé nhỏ gây bức xúc trong dư luận vì cài cắm

Phim hoạt hình Everest: Người tuyết bé nhỏ gây bức xúc trong dư luận vì cài cắm "đường lưỡi bò" phi pháp

CJ CGV là đơn vị nhập khẩu bộ phim có hình ảnh vi phạm quy định pháp luật bằng hình thức phạt tiền 170 triệu đồng. Bộ Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng đã áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với bà Nguyễn Thị Thu Hà, Quyền Cục trưởng Cục Điện ảnh, và bà Lý Phương Dung, Phó cục trưởng Cục Điện ảnh; kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.

Trong một bộ phim của Trung Quốc khác là Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta (tên tiếng Anh: Put Your Head On My Shoulder) cũng xuất hiện hình ảnh "đường lưỡi bò". Cụ thể là giây 34:44, khi đang diễn ra bữa tiệc sinh nhật của nhân vật nữ, bất chợt cô gái này nhìn lên tivi đang chiếu bản tin thời tiết có hình ảnh "đường lưỡi bò". Mặc dù ra mắt từ năm 2019 nhưng hiện bộ phim đang được chiếu trên nhiều hệ thống trang phim. Vào thời điểm sáng nay (25/8), những hình ảnh này vẫn xuất hiện trong tập 9 của phim này.

Hình ảnh
Hình ảnh "đường lưỡi bò" xuất hiện trong phim "Gửi thời thanh xuân ấm áp của chúng ta"

Không chỉ có các hình ảnh trong phim liên quan đến "đường lưỡi bò" mà còn có các chi tiết xuyên tạc về chù quyền của Trung Quốc ngang nhiên cài cắm vào trong phim.

Năm 2018, phim Điệp vụ Biển Đỏ gây tranh cãi về hai phút cuối phim chiếu cảnh tàu chiến Trung Quốc bao vậy tàu nước ngoài và thông báo: "Chú ý, đây là hải quân Trung Quốc. Quý vị sắp tiến vào lãnh hải Trung Quốc, xin hãy đi ngay" trong khi đang ở khu vực Biển Đông. Một bài viết trên website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng khẳng định vùng biển phim này nói đến chính là khu vực Trường Sa, Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa, Tây Sa). Phim đã bị rút khỏi rạp với lý do có quá ít người xem.

Mới đây, bộ phim Madam Secretary do đài CBS của Mỹ sản xuất phát hành trên kênh Netflix - nền tảng xem phim trực tuyến lớn nhất thế giới khi chú thích một cảnh quay tại phố cổ Hội An là “Fuling, China” (Phù Lăng, Trung Quốc). Hình ảnh này được đặt trong bối cảnh khắc họa một khu phố người Hoa, nơi diễn ra hoạt động “ngầm” của giới giang hồ. Sự việc sau đó được lan truyền trên mạng xã hội gây xôn xao dư luận.

  Phố cổ Hội An được chú thích là của Trung Quốc trong phim

Phố cổ Hội An được chú thích là của Trung Quốc trong phim "Madam Secretary". 

Ngoài ra, các hình ảnh về "đường lưỡi bò" xuất hiện trong các ấn phẩm như bản đồ, quả địa cầu, các tranh vẽ, phần mềm trên xe ô tô... trong thời gian qua cũng đặt ra nhiều nghi vấn trong khâu kiểm duyệt. 

Thanh Mai

Bảng giá vàng ngày 24/2 ở thị trường trong nước và thế giới

Bảng giá vàng ngày 24/2 ở thị trường trong nước và thế giới

Bảng giá vàng trực tuyến cập nhật liên tục ở các tỉnh thành trong nước và vàng thế giới.