Hồ Tuyết Nham (1823-1885) xuất thân là trong một gia đình nghèo khó ở tỉnh An Huy. Gia cảnh nghèo khó nên từ nhỏ Hồ Tuyết Nham đã bắt đầu giúp người khác chăn gia súc để kiếm tiền. Nỗ lực 30 năm từ kẻ chăn gia súc thành thương gia giàu có, Hồ Tuyết Nham gây sốc khi mất tất cả chỉ trong 3 ngày.
Sau đó ông có cơ duyên gặp được một người thương nhân tốt bụng giới thiệu vào làm cho một ngân hiệu ở Hàng Châu.
Năm 19 tuổi Hồ Tuyết Nham bắt đầu dời quê hương An Huy đến Hàng Châu làm việc cho một ngân hiệu (ngân hàng). Ban đầu ông chỉ là các công việc tay chân, chạy vặt cho ông chủ, công việc cụ thể là đổ bồn tiểu.
Tuy nhiên Hồ Tuyết Nham nhận định được rằng bản thân cần có một nghề ổn định để nuôi sống bản thân, vậy nên ngoài thời gian làm việc, ông bắt đầu học chữ và cách sử dụng bảng tính. Với ý chí quyết tâm, chỉ sau một thời gian ngắn Hồ Tuyết Nham đã được đề bạt lên làm nhân viên chính thức của ngân hiệu.
Sự siêng năng và kiên định của Hồ Tuyết Nham đã khiến chủ ngân hiệu rất quý mến. Ông chủ cửa hiệu ngày càng lớn tuổi, không có người thừa kế nên ông luôn nuôi Hồ Tuyết Nham như con đẻ của mình. Khi ông chủ qua đời, ông đã giao toàn bộ ngân hiệu cho Hồ Tuyết Nham quản lý.
Trong khoảng thời gian quản lý ngân hiệu ở Hàng Châu, Hồ Tuyết Nham có duyên quen biết với Vương Hữu Linh - một học giả nghèo. Mặc dù Vương Hữu Linh có tài năng và tham vọng nhưng vì gia đình nghèo khó, không dư dả để đến Bắc Kinh tham gia khoa cử. Sau khi biết chuyện, Hồ Tuyết Nham đã cho Vương Hữu Linh mượn 500 lượng bạc để đến Bắc Kinh. Cuối cùng, ông trời có mắt, Vương Hữu Linh đã trở thành tỉnh trưởng Chiết Giang.
Sau đó cùng với giúp đỡ của Vương Hữu Linh, việc kinh doanh của Hồ Tuyết Nham ngày càng lớn mạnh. Bên cạnh ngân hàng, ông còn mở thêm nhiều cửa hàng khác. Bằng cách này, danh tiếng của Hồ Tuyết Nham ngày càng vang xa, công việc kinh doanh cũng không ngừng được mở rộng.
Năm 1861, Vương Hữu Linh qua đời. Hồ Tuyết Nham không còn chỗ dựa, trong lúc rối ren này, ông thông qua các mối quan hệ làm thân được với tân tỉnh trưởng Chiết Giang Tả Tông Đường, dần dần làm chủ tiền bạc và quân lương của tỉnh Chiết Giang, thu được lợi nhuận cao.
Hồ Tuyết Nham từng kể: “Khi ta còn bé, có một hôm đang đi trên đường bỗng gặp mưa thì gặp người đi cùng đường bị mưa xối quần áo ướt nhẹp. Cũng may là hôm ấy ta mang dù nên tôi cho người kia đi nhờ cùng.