Nữ ngoại trưởng Liz Truss trên con đường trở thành nữ thủ tướng Anh

Là một người định hình chính sách, bà Liz Truss sẽ đối mặt với nhiều khó khăn nếu trở thành nữ thủ tướng của Anh.

* Tạp chí Phụ nữ Mới lược dịch một bài phân tích của tác giả Luke McGee trên tờ CNN

Bà Liz Truss là người nhiều khả năng thay thế ông Boris Johnson trong vai trò lãnh đạo đảng Bảo thủ và Thủ tướng nước Anh. Bà được coi là một tắc kè hoa chính trị xuất phát từ chủ nghĩa bãi nô cấp tiến trở thành người cầm cờ của Chủ nghĩa bảo thủ, Âu châu.

Bà Liz Truss, dù chỉ mới được bầu vào Quốc hội năm 2010, đã tự khẳng định bản thân là một thế lực chính trị khi theo đuổi mục tiêu với sự hăng hái không ngừng nghỉ và niềm nhiệt huyết rõ ràng.

Tuy nhiên, với hầu hết các cuộc thăm dò dư luận cho thấy bà đã sẵn sàng lấy chiếc chìa khóa tới số 10 phố Downing (Dinh Thủ tướng Anh - PV), giới phê bình đang đặt câu hỏi: Chính xác thì bà đang đại diện cho điều gì?

Nhiều người từng quan sát bà trong nhiều năm đã đặt câu hỏi: Liệu bà có niềm tin chân thành nào hay không, hay chỉ tán thành bất cứ điều gì thuận tiện nhất vào thời điểm ấy.

Sinh năm 1975 trong một gia đình được bà mô tả là “cánh tả của lao động”, phe đối lập chủ nghĩa xã hội, bà lớn lên ở những vùng không có truyền thống bầu cho đảng Bảo thủ và thường di chuyển giữa Scotland và miền Bắc nước Anh.

Trái ngược với những đồng nghiệp trong Nội các được đào tạo, bà Truss theo học tại một trường công ở thành phố Leeds (Anh) và sau đó giành được suất học tại Đại học Oxford. Tại đây, bà là một thành viên tích cực của đảng Dân chủ tự do - một đảng đối lập trung tâm, từ lâu là đối thủ của Đảng Bảo thủ trên nhiều vùng đất lớn của Anh.

Nữ Ngoại trưởng vương quốc Anh, bà Liz Truss. (Ảnh: CNN)
Nữ Ngoại trưởng vương quốc Anh, bà Liz Truss. (Ảnh: CNN)

Trong thời gian hoạt động tại đảng Dân chủ tự do, bà Truss đã ủng hộ việc hợp pháp hóa cần sa và bãi bỏ gia đình hoàng gia – những quan điểm hoàn toàn trái ngược với những gì mà hầu hết mọi người xem là Chủ nghĩa Bảo thủ chính thống vào năm 2022.

Bà Truss cho biết bà gia nhập đảng Bảo thủ vào năm 1996, chỉ 2 năm sau khi bà có bài phát biểu tại một hội nghị của đảng Dân chủ tự do kêu gọi chấm dứt chế độ quân chủ. Ngay cả khi đó, các thành viên đảng Dân chủ tự do đã đặt câu hỏi về sự chân thành của bà và phát hiện ra những đặc điểm mà họ vẫn thấy ở bà cho tới ngày nay.

Tôi thực sự nghĩ rằng thời điểm đó, bà ấy đã chiều theo đám đông dù nói về việc loại bỏ ma túy hay bãi bỏ chế độ quân chủ”, Neil Fawcett, một ủy viên hội đồng đảng Dân chủ tự do, từng vận động tranh cử với bà Truss trong những năm 90 chia sẻ với CNN. “Tôi cho rằng bà ấy là người chiều theo đám đông với bất cứ khán giả nào mà bà ấy nói chuyện, và tôi thực sự không rõ liệu bà ấy có bao giờ tin bất cứ điều gì bản thân nói ra hay không, khi đó hay cả bây giờ

Bà Truss chắc chắn vẫn tiếp tục thu hút được sự chú ý của những người quan tâm bà. Kể từ khi gia nhập đảng Bảo thủ và thành một thành viên Quốc hội, bà nhiệt thành ủng hộ hầu hết mọi tư tưởng. Bà trung thành phục vụ dưới ba đời thủ tướng trong một vài công việc nội các khác nhau, và hiện đang giữ chức ngoại trưởng.

Đáng chú ý nhất phải kể đến việc bà ủng hộ ở lại EU vào năm 2016. Thời điểm đó, bà Truss đã tweet rằng bà ủng hộ những người muốn ở lại khối bởi “đó là lợi ích kinh tế của Anh và có nghĩa chúng ta có thể tập trung vào cải cách kinh tế và xã hội ở quê nhà

Giờ đây bà Truss ủng hộ Brexit, cho biết những lo ngại của bà trước cuộc trưng cầu dân ý rằng nó có thể gây ra “sự gián đoạn” là sai lầm. Nhà lãnh đạo đầy tham vọng của Tory này thậm chí còn đe dọa hủy bỏ tất cả điều luật còn lại của EU ở Anh và hủy bỏ thỏa thuận Brexit mà ông Johnson đã đàm phán với Brussels theo một cách mà EU cho là bất hợp pháp. Bà cũng đổ lỗi cho Pháp và EU về việc kiểm tra biên giới tại thị trấn Dover, cầu cảng chính giữa Anh và Pháp.

Bà Liz Truss tham gia cuộc tranh luận về Lãnh đạo của BBC tại Victoria Hall ngày 25/7/2022 tại Hanley, Anh (Ảnh: CNN).
Bà Liz Truss tham gia cuộc tranh luận về Lãnh đạo của BBC tại Victoria Hall ngày 25/7/2022 tại Hanley, Anh (Ảnh: CNN).

Có một cuộc tranh luận trong đảng Bảo thủ về việc ủng hộ chủ nghĩa Âu châu thực sự ra sao. Những người khác thấy lý lẽ đó không thể tưởng tượng nổi.

Chia sẻ với CNN, bà Anna Soubry, một cựu Bộ trưởng trong nội các đảng Bảo thủ cho biết bà Truss “sẵn sàng nhất trong số chúng tôi để ủng hộ Brexit. Ý tưởng truyền đạt của bà ấy khi đó bao gồm cộng đồng những người nông dân, những người luôn ủng hộ Brexit. Tôi ngồi đó và nghe mọi người nêu lý do những điều họ đã làm, và thật khó tin khi bà ấy lại thay đổi ý định nhiều như vậy

Mặt khác, ông Gavin Barwell, người từng giữ chức chánh văn phòng cho cựu Thủ tướng Theresa May, cho biết sau cuộc bỏ phiếu Brexit, “bà Truss đã quyết định rất nhanh rằng không có chỗ cho thỏa hiệp. Nếu định làm thì cần phải làm một cách trọn vẹn. Và khi sự bế tắc kéo dài, bà ấy lập luận rằng có sự lựa chọn giữa việc rời đi mà không có thỏa thuận gì và Brexit bị đảo ngược, và sau đó sẽ là thảm họa với chính phủ”.

Khi bà Truss càng tiến gần tới quyền lực, người Anh càng thắc mắc liệu bà với vai trò thủ lĩnh thì sẽ ra sao. Bà đã vận động để dẫn đầu các trình nghị sự bảo thủ nhất. Bà cam kết cắt giảm thuế ngay từ ngày đầu, dỡ bỏ các quy định của EU và khuyến khích tăng trưởng khu vực tư nhân với mức thuế doanh nghiệp thấp. Bà nói rằng sẽ không đánh thuế bạo lợi (loại thuế cho những khoản tiền lớn kiếm được bất ngờ) với những công ty năng lượng dù những công ty này thu được lợi nhuận khổng lồ trong thời kỳ khủng hoảng giá sinh hoạt và năng lượng.

Tất nhiên, những loại chính sách này là miếng thịt đỏ đối với các thành viên đảng Bảo thủ, những người sẽ bỏ phiếu cho bà. Và trong khi những người biết bà đặt câu hỏi rằng liệu bà thực sự tin tưởng họ đến mức nào, thì hẳn bà sẽ nỗ lực hết sức để thực hiện chúng và khiến sức ảnh hưởng của mình được cảm nhận ngay lập tức.

Có vẻ triều đại của bà Truss cũng sẽ giống với ông Johnson, nhưng tập trung nhiều hơn vào việc cắt giảm thuế, thu hẹp nhà nước và có khả năng, một đường lối thậm chí còn khó khăn hơn đối với châu Âu. Giới phê bình cho rằng việc cắt giảm thuế như bà đã hứa sẽ dẫn tới tình trạng lạm phát lớn hơn cũng như tăng lãi suất trong bối cảnh dự báo suy thoái kinh tế. Các câu hỏi cũng được đặt ra liên quan đến lời cam kết của bà về việc cắt giảm lương từ khu vực công – nơi được xem là tiết kiệm giúp công chúng 8,8 tỷ đô la. Nền kinh tế của bà bị đặt dấu hỏi bởi giới phê bình, và những xôn xao về sự tàn nhẫn đối với những lao động trong lĩnh vực công đã buộc bà Truss phải quay đầu lại.

Bà Liz Truss phát biểu trong một sự kiện ở Ludlow (Anh) như một phần trong chiến dịch trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ và thủ tướng tiếp theo ngày 3/8/2022 (Ảnh: CNN).
Bà Liz Truss phát biểu trong một sự kiện ở Ludlow (Anh) như một phần trong chiến dịch trở thành lãnh đạo đảng Bảo thủ và thủ tướng tiếp theo ngày 3/8/2022 (Ảnh: CNN).

Ông Julian Glover, một nhà báo và là người viết bài phát biểu cho cựu Thủ tướng David Cameron, là một sinh viên cùng thời đại học với bà Truss nhớ lại những phẩm chất mà nay vẫn còn nhận ra ở bà: sự quyết tâm nhưng không tập trung.

Chúng tôi chỉ lướt qua nhau nhanh chóng và cô ấy khác tôi một năm, dù vậy, cô ấy nổi bật trong trí nhớ của tôi như một nguồn năng lượng kỳ lạ và thiếu tập trung, cực kỳ ủng hộ việc hành động và thay đổi”, ông Glover cho biết. “Luôn khó để thấy được mục tiêu của tất cả, hay nó sẽ dẫn tới đâu, ngoại trừ việc cô ấy sẽ là trung tâm của nó

Ông Roger Crouch, người kế nhiệm bà Truss trong vai trò chủ tịch đảng Dân chủ tự do của Đại học Oxford, cho biết ông nhớ một người phụ nữ “cương quyết, chuyên tâm và sẵn sàng thách thức sự khôn ngoan chính thống cũng như thịnh hành”.

Không như nhiều người từng biết đến bà Truss khi còn trẻ, ông Crouch – một giáo viên, cho rằng những quan điểm của bà vẫn không hề thay đổi nhiều từ những năm 90. “Liz luôn là người theo chủ nghĩa tự do tư nhân hóa, vậy nên có một tư tưởng nhất quán ở đó. Tôi nhớ một nhóm thảo luận sinh viên mà khi đó cô ấy ủng hộ việc tư nhân hóa các cột đèn”.

Nếu chiến thắng, bà Truss sẽ gặp khó khăn trong việc thống nhất đảng của mình khi đã nắm quyền trong 12 năm và đã bị chia rẽ gay gắt vì Brexit. Bà cũng sẽ phải dẫn dắt đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng sinh hoạt phí tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Lạm phát đang ở mức cao nhất trong 40 năm, các hóa đơn năng lượng được ấn định sẽ tăng thêm hàng trăm, có khi đến hàng nghìn bảng Anh mỗi năm, và Anh được dự báo sẽ bước vào một cuộc suy thoái trước cuối năm nay. Mùa đông năm nay, nhiều gia đình sẽ phải khó khăn chọn lựa giữa ăn hay sưởi ấm. Và đối với một đảng đã nắm quyền hơn một thập kỷ, thật khó để đổ lỗi cho bất kỳ ai khác.

Những người ủng hộ thì thấy cơ hội cho một khởi đầu mới ở bà Truss. Họ tin với Brexit và những bê bối dẫn tới sự sụp đổ của ông Johnson sẽ sớm trở thành một ký ức, đảng này sẽ chuyển trọng tâm sang việc duy trì quyền lực và giành chiến thắng lịch sử trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 5 liên tiếp.

Đối với những kẻ gièm pha, nó sẽ còn phức tạp hơn. Trong cuộc thi ban lãnh đạo này, những người ủng hộ các đối thủ của bà cảm thấy bất công chỉ bởi tranh cãi chuyện bà Truss nên được giao chiếc chìa khóa tới phố Downing.

Khi nói đến việc điều hành đất nước, điều này có thể là một vấn đề đối với bà Truss. Bà đã nhận được sự ủng hộ của ít nghị sĩ hơn đối thủ Rishi Sunak trong giai đoạn đầu cuộc thi và sự hiềm khích giữa hai phe đã trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Và với tất cả sự quyết tâm và nhất trí của Truss, nếu bà ấy tiếp quản một đảng bị giằng xé bởi đấu đá nội bộ và tổn thất trong các cuộc thăm dò suốt giai đoạn khung hoảng sinh hoạt phí xảy ra dưới sự giám sát của đảng Bảo thủ, bà ấy có thể thấy mục tiêu chính của mình là một nhiệm vụ quá khó để đạt được: giúp đảng của bà có thể được bầu tại cuộc tổng tuyển cử tiếp theo sau gần thập kỷ rưỡi cầm quyền.

Luke McGee

Chân dung Nữ ngoại trưởng Liz Truss, ứng cử viên chức thủ tướng Anh

Chân dung Nữ ngoại trưởng Liz Truss, ứng cử viên chức thủ tướng Anh

Bà Liz Truss là đầu tàu cho một học thuyết chính sách đối ngoại mới: ý thức hệ; xuất phát từ châu Âu; tìm các liên minh ngoài nước Mỹ.