Chân dung Nữ ngoại trưởng Liz Truss, ứng cử viên chức thủ tướng Anh

Bà Liz Truss là đầu tàu cho một học thuyết chính sách đối ngoại mới: ý thức hệ; xuất phát từ châu Âu; tìm các liên minh ngoài nước Mỹ.

Ngày 7/7, Thủ tướng Boris Johnson đã chính thức tuyên bố từ chức. Động thái này sẽ mở màn cho cuộc chạy đua vào ghế chủ tịch của đảng có nhiều ghế nhất Hạ viện Anh. Yêu cầu tối thiểu là ứng viên phải nhận được đề cử từ ít nhất hai nghị sĩ Bảo thủ khác.

Cựu Bộ trưởng Tài chính, ông Rishi Sunak và đương kim Ngoại trưởng Anh, bà Liz Truss đã chiến thắng trong vòng bỏ phiếu cuối cùng của các nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền và sẽ cạnh tranh để trở thành lãnh đạo mới của đảng Bảo thủ và đảm nhiệm cương vị Thủ tướng Anh thay ông Boris Johnson.

Bài viết đăng ngày 18/12 trên tạp chí The Economist đã đưa ra nhận định rằng, tân Ngoại trưởng Anh Liz Truss sẽ là người định hình nền ngoại giao Anh.

Liz TrussLiz Truss
Liz TrussLiz Truss

Liz Truss sinh ra trong một gia đình trung lưu ở Oxford. Bố bà là giáo sư toán học và mẹ bà là y tá kiêm giáo viên, đều thuộc cánh tả, ủng hộ việc nước Anh đơn phương giải trừ hạt nhân trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và không quá coi trọng Margaret Thatcher.

Sau khi tốt nghiệp trường công ở Leeds, bà theo học tại trường Đại học Oxford để tìm hiểu về triết học, chính trị và kinh tế.  Bà trở thành Chủ tịch đảng Dân chủ tự do tại Oxford và đã có một bài phát biểu gay gắt tại Hội nghị đảng Dân chủ tự do năm 1994 ủng hộ phong trào kêu gọi bãi bỏ chế độ quân chủ. Bà tuyên bố: "Chúng tôi - những người theo đảng Dân chủ tự do - tin vào cơ hội cho tất cả mọi người. Chúng tôi không tin rằng mọi người được sinh ra để nằm dưới sự cai trị". Còn theo lời kể của David Laws, Cựu Bộ trưởng Nội các thuộc đảng Dân chủ tự do, lãnh đạo đảng khi đó là Paddy Ashdown từng lẩm bẩm: "Nếu chuyện này xảy ra, thì đảng này đã không còn". Sau khi tốt nghiệp đại học, bà Truss gia nhập đảng Bảo thủ. 

Theo đuổi sự nghiệp kinh doanh với tư cách là Giám đốc thương mại của Shell và Giám đốc kinh tế của Cable & Wireless, bà chỉ bắt đầu theo đuổi sự nghiệp chính trị một cách nghiêm túc từ năm 2010, khi được bầu làm nghị sĩ đảng Bảo thủ đại diện cho vùng nông thôn Tây Nam Norfolk.

Một số tổ chức của đảng này tại địa phương từng kêu gọi gạt bỏ bà khi có thông tin về mối quan hệ ngoài hôn nhân của bà với Mark Field, một nghị sĩ đảng Bảo thủ được chỉ định làm cố vấn cho bà nhiều năm về trước. Tuy nhiên, thủ lĩnh đảng David Cameron đã đứng về phía bà.

Bà đã kinh qua nhiều vị trí khác nhau - ban đầu là Quốc vụ khanh phụ trách các vấn đề về trẻ em và sau đó là Bộ trưởng Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn, vai trò đưa bà đến với bài phát biểu ca ngợi thị trường thịt lợn của Trung Quốc.

Dưới thời Thủ tướng Theresa May, sự nghiệp của bà đi xuống. Bà dừng lại ở vị trí số 2 nhưng sự trở lại của bà bắt đầu vào tháng 7-2019, khi ông Boris Johnson trở thành thủ tướng và bổ nhiệm bà - người ủng hộ ông vào vị trí lãnh đạo đảng - làm Bộ trưởng Thương mại quốc tế. Trong 2 năm tiếp theo, bà đã tận dụng vị trí này để xây dựng danh tiếng của mình trong đảng và nổi lên như một người hùng của những người ủng hộ Brexit.

Trong suốt năm 2021 bà là thành viên nội các nổi bật nhất trong số các nhà hoạt động của đảng Bảo thủ. 

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Ngoại trưởng Liz Truss
Thủ tướng Anh Boris Johnson và Ngoại trưởng Liz Truss

Bà Liz Truss là đầu tàu cho một học thuyết chính sách đối ngoại mới: ý thức hệ; xuất phát từ châu Âu; tìm các liên minh ngoài nước Mỹ; thẳng tay chống lại Trung Quốc và Nga. Bà tưởng tượng ra một “mạng lưới tự do”, bao gồm các nền dân chủ và các đồng minh phi dân chủ nhưng ít nhất là tuân thủ các quy tắc quốc tế.

Bà mong muốn Anh tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), một thỏa thuận thương mại có giá trị kinh tế khiêm tốn nhưng trong đó có một "bức tường thành" chống lại Trung Quốc. Anh tham gia cùng các đồng minh để cung cấp cho các nước nghèo một nguồn tài chính cạnh tranh cho cơ sở hạ tầng.

Bà là một trong số các bộ trưởng nội các rất quan tâm đến những cải cách chính sách theo hướng trọng cung mà Brexit mở ra. Bà Truss muốn Bộ Ngoại giao có nhiều ảnh hưởng hơn đối với thương mại, lĩnh vực mà bà đã từng làm việc. Đối với các nhà ngoại giao Anh, bà là một cú sốc văn hóa. Những người Bảo thủ thân châu Âu cho rằng, bà Truss là cơ hội tốt nhất để họ có quan hệ hợp tác với các chính phủ châu Âu.

Một trong những lời được cho là "Tuyên ngôn của Truss", được viết vào năm 2021 cùng 4 đồng nghiệp theo chủ nghĩa Thatcher, là tác phẩm mang tên Britannia Unchained  (tạm hiểu là Tháo xiềng cho nước Anh) ca tụng các thị trường tự do. Trong tác phẩm này có đoạn nhận xét: "Người Anh nằm trong số những người lười biếng nhất, làm việc ít giờ nhất, nghỉ hưu sớm nhất và năng suất kém nhất thế giới". Theo cuốn sách này, Anh nên ngừng tham gia các cuộc tranh luận không liên quan về việc chia sẻ miếng bánh giữa sản xuất và dịch vụ, giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phụ nữ và đàn ông.

Cả hai ứng cử viên đều ủng hộ việc trang bị vũ khí cho Ukraine, trong đó Ngoại trưởng Liz Truss nổi lên trong những tháng gần đây như một trong những tiếng nói chống Nga lớn nhất ở châu Âu. Bà Liz Truss tuyên bố sẽ gây “nỗi đau thực sự cho Tổng thống Putin và Điện Kremlin” nếu đắc cử, và đồng thời sẽ tăng chi tiêu quốc phòng của Anh lên 3% GDP, vượt xa mức 2% được yêu cầu bởi NATO.

Thanh Mai

Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức, ai sẽ là người kế nhiệm?

Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức, ai sẽ là người kế nhiệm?

Về lý thuyết, tân chủ tịch Đảng Bảo thủ cũng sẽ nghiễm nhiên trở thành thủ tướng Anh trong thời gian hơn 2 năm còn lại.