Với những tác phẩm nổi tiếng, bán chạy nhất mọi thời đại, Agatha Christie là nữ nhà văn trinh thám có sự nghiệp lẫy lừng. Ước tính bà đã có khoảng 4 tỷ đầu sách được tiêu thụ trên toàn thế giới, vượt qua cả thi hào William Shakespeare. Cho đến nay, nữ nhà văn này vẫn thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng trên toàn thế giới, đặc biệt là những bí ẩn trong cuộc đời bà. Một trong những bí ẩn được đông đảo độc giả yêu văn chương là sự biến mất của bà trong 11 ngày vào năm 1926.
Sinh ngày 15/9/1890 tại Torquay, Devon, Agatha Mary Clarissa Miller là tên khai sinh của Agatha Christie. Bà mang hai dòng máu Anh và Mỹ, có cha là ông Frederick Miller, một nhà giao dịch chứng khoán người giàu có, còn mẹ, bà Clara Bohemer có dòng dõi quý tộc Anh. Agatha Christie viết từ khi còn bé do được sự khuyến khích của người mẹ.
Năm 1914, bà kết hôn với một phi công của Không quân hoàng gia Anh - đại tá Archibald Christie và sống tại Sunningdale, vùng nông thôn cách London khoảng 50km. Hai người có một con gái nhưng cuộc hôn nhân này không được hạnh phúc.
Ngày 3/12/1926, Agatha Christie đột nhiên biến mất khỏi nhà ở Berkshire. Về sự mất tích bí ẩn của Agatha Christie đã khiến dư luận thời đó xôn xao. Nhiều giả thuyết đã dấy lên trong truyền thông lúc đó như tai nạn, gài bẫy chồng, hay chạm trán với người ngoài hành tinh… nhưng đến nay nó vẫn là một giai thoại mà người đàn bà cầm bút này muốn được giữ kín. Hơn 4 thập kỷ kể từ khi bà ra đi, cuộc biến mất bí ẩn của nữ tiểu thuyết gia nổi tiếng này vẫn là đề tài quan tâm của không ít người, đặc biệt là những nhà nghiên cứu.
Buổi tối Agatha Christie biến mất, bà hôn con gái, khi đó lên bảy tuổi rồi lên chiếc xe Cow Cowley và lái đi trong đêm. Kể từ đó không ai thấy dấu vết của Agatha Christie cho đến lúc bà được phát hiện 11 ngày sau đó khi đang ở một khách sạn tại thị trấn Harrogate, nơi nổi tiếng với các khu nghỉ dưỡng spa ở Yorkshire, dưới cái tên khác.
Lúc Agatha biến mất, bà đang ở tuổi 36 và đang ở đỉnh cao của sự nghiệp với những tác phẩm trinh thám nổi tiếng. Chính vì vậy, sự biến mất đột ngột của nữ nhà văn tạo ta một cuộc tìm kiếm với quy mô lớn. Hơn 1.000 cảnh sát cùng với hàng trăm tình nguyện viên. Lần đầu tiên, máy bay cũng được sử dụng vào công cuộc tìm kiếm.
Sự mất tích của nữ nhà văn tốn không ít giấy mực của báo chí |
Sự mất tích của bà còn thu hút sự quan tâm của rất nhiều người khác. Bộ trưởng Nội vụ, William Joynson-Hicks, kêu gọi cảnh sát cần đẩy nhanh công cuộc tìm kiếm nữ nhà văn. Sir Arthur Conan Doyle, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Sherlock Holmes” và Dorothy L. Sayers, tác giả của bộ truyện “Lord Peter Wimsey”, hai trong số những nhà văn trinh thám nổi tiếng của Anh cũng được huy động tham gia cuộc tìm kiếm với hy vọng những kiến thức chuyên môn của họ có thể giúp ích cho việc tìm ra nhà văn mất tích.
Rất nhanh chóng, cảnh sát phát hiện ra xe của bà bị bỏ ở Newlands Corner gần Guildford với cửa mở toang. Tuy nhiên, không có dấu vết của Agatha Christie và cũng không có bằng chứng nào cho thấy đây là một vụ tai nạn khiến dư luận dấy lên nghi ngờ nhà văn bị bắt cóc.
Ngày thứ hai và thứ ba của cuộc tìm kiếm vẫn không có bất kỳ dấu vết nào của bà. Báo chí vào cuộc và đưa ra những giả thuyết lằng nhằng hơn bao giờ hết về những gì xảy ra với bà. Một giả thuyết được đặt ra là bà đã tự tử tại “Ao Im lặng” - một cái ao tự nhiên theo tương truyền không có đáy và đã có hai đứa trẻ chết ở đây - gần hiện trường nơi chiếc xe bị bỏ lại.
Nhà văn Christie |
Tuy nhiên, giả thuyết tự tử dường như là không thể, bởi không tìm thấy xác của bà và sự nghiệp của bà đang ở đỉnh vinh quang. Cuốn tiểu thuyết thứ sáu của bà, “The Murder of Roger Ackroyd”, được bán rất chạy và bà đã là một cái tên quen thuộc.
Nhiều người cho rằng, việc mất tích của bà không khác gì hơn là một chiêu trò để quảng cáo cho cuốn sách mới của bà. Tuy nhiên, thư ký riêng của bà cho rằng đây là một giả thuyết “nực cười”, nữ nhà văn không bao giờ làm điều này.
Nhưng cũng có tin đồn rằng, chồng bà đã bị giết bởi người chồng, Archie Christie, một cựu phi công trong Thế chiến thứ nhất và có tâm tính thất thường. Chồng bà được cho là đang có nhân tình.
Những đồng nghiệp của nữ tiểu thuyết gia đã tham gia vào cuộc tìm kiếm. Arthur Conan Doyle, tác giả nổi tiếng với nhân vật Sherlock Holmes, một người rất tin tưởng vào thuyết tâm linh và đã có gắng sử dụng sức mạnh huyền bí để giải quyết bí ẩn. Ông trao gang tay của Christie cho một bà đồng những cũng không tìm ra bất kỳ manh mối nào.
Dorothy Sayers đã đến hiện trường để tìm ra những manh mối xác thực. Nhưng tất cả đưa về chỉ là con số không. Nữ tiểu thuyết gia dường như đã bốc hơi khỏi thế giới này.
Cảnh sát điều tra nơi chiếc xe của Agatha bị bỏ lại |
Bước sang tuần thứ hai của cuộc tìm kiếm, tin tức về sự mất tích của nữ nhà văn đã lan ra khắp thế giới, xuất hiện khắp trên các trang báo. Thậm chí tin này còn đứng trên trang nhất của tờ New York Times.
Cho đến ngày 13/12/1926, hơn 10.000 cảnh sát và gần 15.000 tình nguyện viên cùng chó nghiệp vụ đã sục sạo khắp nơi nhưng vẫn không tìm ra bất kỳ dấu vết nào của Christie.
Vậy chuyện gì đã xảy ra và Agatha Christie mất tích bao nhiêu lâu?
Đúng lúc mọi chuyện tưởng như đi vào bế tắc thì đột nhiên Agatha Christie được tìm thấy tại một khách sạn ở Harrogate, nơi có những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng, vào ngày 14/12/1926, tức là 11 ngày sau khi bà biến mất. Đây cũng chính là nơi mà bà đã đề cập đến trong lá thư để lại cho anh rể. Tuy nhiên sự việc này càng khiến mọi người đặt ra nhiều câu hỏi và sự mất tích của bà càng trở nên bí ẩn. Bản thân Christie không thể cung cấp bất kỳ manh mối nào về sự việc đã xảy ra bởi bà hoàn toàn không nhớ gì. Cảnh sát dựa vào tất cả mọi manh mối để tìm hiểu những gì có thể đã xảy ra.
Cuối cùng, cảnh sát kết luận rằng, Agatha Christie đã rời khỏi nhà và đi đến Luân Đôn, bị hỏng xe và bỏ lại bên đường. Sau đó bà đã lên một chuyến tàu đến Harrogate và đăng ký ở Swan Hydro - nay là khách sạn Old Swan - gần như không có hành lý. Điều kỳ lạ là bà đã sử dụng cái Theresa Neele - người tình của chồng chồng bà khi đăng ký khách sạn. Đó chính là lý do mọi người không tìm ra tung tích của bà cho đến khi một nhạc công của khách sạn - Bob Tappin - nhận ra bà và đã báo cho cảnh sát. Ngay lập tức, Đại tá Christie đã đến để đón nữ nhà văn về nhà.
Khách sạn Old Swan - Swan Hydro trước đây, nơi nữ nhà văn được tìm thấy sau 11 ngày mất tích |
Sau khi trở về nhà, nữ tiểu thuyết gia nhanh chóng hồi phục và tiếp tục sự nghiệp văn chương của mình. Tuy nhiên, bà không thể chịu đựng thêm cuộc sống với người chồng và đã ly dị vào năm 1928, tức là 2 năm sau ngày xảy ra vụ mất tích bí ẩn. Hai năm sau ly hôn, Agatha tái hôn vào ngày 16/9/1930. Chồng cũ của nữ nhà văn cũng nhanh chóng có vợ mới, và cô dâu không ai khác chính là cô gái có tên Neele.
Cho đến tận khi trút hơi thở cuối cùng vào năm 1976, Agatha Christie gần không bao giờ muốn nhắc đến mười một ngày mất tích của mình ngoại trừ một lần duy nhất được đề cập tới năm 1928 khi trả lời phỏng vấn của tờ Daily Mail. Cuộc phỏng vấn này cho biết nữ nhà văn đã lái xe qua một mỏ đá vào ngày 3/12/1926 trong tâm trạng căng thẳng cao độ. Chiếc xe của bà đã va vào đâu đó và nảy lên khiến bà bị hất văng vào tay lái và đầu đập vào một vật thể cứng trong xe.
Tuy nhiên, sự việc vẫn là đề tài quan tâm của báo chí và các nhà nghiên cứu trong suốt hơn 90 năm qua. Đã có nhiều suy đoán về những gì thực sự xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến 14/12/1926. Đại tá Christie - chồng Agatha Christie - nói rằng bà bị mất trí nhớ hoàn toàn sau vụ tai nạn xe hơi. Nhiều bộ phim nhằm lý giải về việc mất tích của bà đã được sản xuất. Bộ phim Agatha với sự tham gia của nữ diễn viên Vanessa Redgrave dược chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết có tên Agatha của Kathleen Tynan viết năm 1977. Năm 2008, một tập phim của loạt phim Dr. Who cũng suy đoán về sự biến mất của tiểu thuyết gia này. Gần đây hơn, một bộ phim truyền hình của Anh có tựa “Agatha và Sự thật về vụ giết người”, đã đưa ra một suy đoán mới: Nữ nhà văn biến mất để tham gia vào một cuộc điều tra giết người.
Các nhà nghiên cứu, nhà viết tiểu sử cũng đưa giả nhiều giả thuyết về sự mất tích này. Theo Andrew Norman - một nhà viết tiểu sử - thì Agatha Christie ở trong tình trạng “fugue”, hiểu theo góc độ khoa học là mất trí nhớ do tâm lý, một trạng thái tâm lý hiếm gặp do bị chấn thương tâm lý. Norman cho rằng việc bà nhận mình dưới một cái tên mới - Theresa Neele - và không nhận ra mình qua các bức ảnh trên báo chí là dấu hiệu cho thấy bà đã rơi vào chứng mất trí do tâm lý.
“Tôi tin chắc rằng bà ấy đã định tự tử” - Norman nói. Theo ông, khi có ý định tự tử, nhà văn bị cảm giác tội lỗi ngăn cản, và cảm thấy xấu hổ. Chính vì vậy bà đã nói dối là mình bị mất trí nhớ để che giấu sự xấu hổi với bản thân, bởi bà là người Cơ đốc giáo - việc tự tử là một điều không thể chấp nhận được. Andrew đưa ra kết luận này dựa trên các bằng chứng từ các cuộc phỏng vấn của cảnh sát và nhận định của các bác sĩ thời điểm đó. Ông cho rằng, sau cái chết của mẹ, cộng với việc phát hiện ra sự phản bội của người chồng khiến Agatha Christie bị trầm cảm nặng nề. Bà liên tục mất ngủ, cảm thấy cô đơn và hoang mang tuyệt vọng. Đó chính là lý do nhà văn có ý định tự tử. Để kiểm chứng cho giả thuyết của mình, ông cũng đã phân tích các hành động của nhân vật Celia trong tiểu thuyết bán tự truyện “Unfinished Portrait” (tạm dịch: Chân dung dang dở) của Christie, xuất bản năm 1934 dưới bút danh Mary Westmacott. “Cô ấy thừa nhận rằng mình thật xấu xa khi nghĩ đến điều đó” - Christie đã viết về nỗ lực tự tử của Celia trong cuốn tiểu thuyết.
Trong cuốn sách có tên “Duchess of Death” - tiểu sử không chính thức về nhà văn, tác giả Richard Hack đã góp phần làm sáng tỏ vụ mất tích bí ẩn của Christie với cuốn. Từ việc nghiên cứu hơn 500 thư từ, tài liệu của Christie hoặc liên quan đến Christie, Hack cho rằng vụ mất tích chính là kế hoạch của nữ nhà văn nhằm kéo người chồng về lại bên mình. Chính Christie đã đạo diễn và đảm nhận luôn vai trò diễn viên chính trong vụ mất tích. Nhà văn dựng lên một kế hoạch phức tạp, tỉ mỉ không kém gì những câu chuyện hút khách của bà với hy vọng, khi hay tin bà biến mất, ông chồng thiếu thủy chung sẽ nháo nhác đi tìm. Và khi tìm thấy nhau, sự xúc động, lãng mạn của một cuộc đuổi bắt sẽ đưa hai người trở về với những ngày tháng nồng ấm.
Dù nhiều giả thuyết được đưa ra như vậy, nhưng cho đến nay, việc mất tích của bà vẫn là một bí ẩn đang chờ lời giải.
Chân dung nhà văn Nhất Linh qua hồi ký của con trai út Nguyễn Tường Thiết
Hồi ý "Nhất Linh cha tôi" là ký ức của con trai Nguyễn Tường Thiết về người cha Nhất Linh mà đến năm 10 tuổi ông mới được gặp.