Ông Bầu, Highlands tay xách nách mang xuống đường- Phúc Long, Starbucks, The Coffe house vẫn ngồi máy lạnh?

Mới đây, cộng đồng mạng và đặc biệt là những tín đồ của Highlands Coffee đã xôn xao về điểm bán take away mới của thương hiệu này.

Trước đó, cả 3 ông bầu bóng đá nổi tiếng cũng là những người sáng lập nên thương hiệu Ông Bầu xuất hiện cùng nhau tại sự kiện ra mắt điểm bán thứ 100. Đó là ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch Công ty cổ phần Đồng Tâm và ông Trần Thanh Hải - Chủ tịch Công ty Nutifood.

Cà phê Ông Bầu chạy thử, bầu Thắng trực tiếp đứng bán - ảnh 8

Thay vì chỉ xuất hiện trên các tấm poster hay hình ảnh quảng cáo, ba ông bầu với khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng không ít lần xuất hiện với hình ảnh nhân viên phục vụ của cà phê. Điển hình như trong ngày khai trương quán cà phê Ông Bầu đầu tiên vào tháng 2/2020, bầu Thắng và bầu Hải là người trực tiếp nhận yêu cầu của khách hàng.

Uy tín của những nhà sáng lập, ưu thế về giá thành và nguyên liệu kết hợp cùng mô hình kinh doanh tạo giá trị cho xã hội chính là các yếu tố thu hút và nhận được sự ủng hộ của các đối tác đầu tư dù thương hiệu Ông Bầu chỉ mới xuất hiện trên thị trường cà phê từ tháng 2.

Chất lượng sản phẩm và phục vụ của các cửa hàng nhượng quyền hiện đều được đồng nhất trên toàn hệ thống. Hương vị Ông Bầu thưởng thức ở cửa hàng trung tâm Sài Gòn hay xe đẩy tại các vùng ven đều không có sự khác biệt nào. Theo chia sẻ của ông bầu gốc Long An, với mô hình xe bán di động, chi phí đầu tư thấp 70 triệu, đặt đúng vị trí sẽ dễ dàng có doanh số trung bình một ngày ít nhất từ 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng.

Highlands Coffee đã cho thử nghiệm một số điểm bán take away nhưng chỉ là những kiosk nhỏ thì ở bãi đỗ xe. khoảng 7 rưỡi, chiếc xe này mới rục rịch chuẩn bị dụng cụ, nguyên liệu để mở cửa. Đến hơn 8h, khách bắt đầu đông dần, nhiều người sẵn sàng đứng chờ dưới nắng để trải nghiệm điểm bán mới.

Chiếc xe này chỉ phục vụ các món cà phê phin sữa đá, trà và món mới - cà phê phindi. Ngoài ra, quầy còn bày bán cả cà phê bột túi. Điều đáng nói là giá của các đồ uống đều rẻ hơn khá nhiều so với khi mua tại quán.

Cụ thể, với cà phê phin truyền thống, mỗi size nhỏ, vừa hay lớn đều được giảm giá 10.000 đồng/ly. Trong khi đó, trà hay phindi lại rẻ hơn từ 14.000 - 16.000 đồng so với giá gốc. Để thưởng thức một ly trà sen vàng cỡ L, nếu bình thường phải mất 55.000 đồng thì khi mua tại điểm bán này, khách hàng chỉ cần trả 39.000 đồng.

Một nhân viên cho biết, thời gian phục vụ bắt đầu từ khoảng 8h sáng đến 9h tối nhưng dự kiến sẽ chỉ hoạt động đến hết tuần này (tức 4/10). Handico Phạm Hùng hiện cũng là điểm duy nhất tại Hà Nội có ô tô bán hàng lưu động của Highlands Coffee. Ngoài ra, một xe đẩy dạng kiosk nhỏ cũng được phát hiện trên đoạn đường Đội Cấn. Do đó, mô hình có thể mới trong giai đoạn thử nghiệm hoặc đơn thuần là một hoạt động marketing cho thương hiệu.

Nếu nhìn lại thị trường F&B, động thái này thực chất không phải quá mới. Ngoài Highlands Coffee, McDonald’s hay Ông Bầu, Otoke chicken cũng đã đua nhau tràn xuống vỉa hè để gia tăng kênh doanh thu. Đối với Highlands, sau một vài lần thử nghiệm tại Hà Nội và TP.HCM, mô hình take-away này vẫn chưa được triển khai rộng rãi.

rong năm nay, dưới tác động của COVID-19, giá trị thị trường có thể giảm xuống mức 4,8 tỷ USD. Nhưng theo dự báo, tăng trưởng sẽ nhanh chóng trở lại trong năm tiếp theo, dự kiến đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2025.

Các chuỗi cà phê có thương hiệu ngay từ sớm đã nhìn thấy và muốn nhanh chóng tận dụng cơ hội này. Bao gồm những cái tên ngoại như Dunkin Donuts, Coffee Beans and Tea Leaf, Gloria Jeans, My Life Coffee, McCafe, PJ’s cạnh tranh trực tiếp với những chuỗi nội như Trung Nguyên, Phúc Long, Highlands, Coffee House, Coffee Factory, King Coffee…

Trong số này, Highlands từ lâu đã giữ vị trí số một về quy mô doanh thu, lợi nhuận, với gần 340 quán phủ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Bản thân Highlands dù được tính là một cái tên nội, nhưng đứng sau lại là một công ty ngoại – Jollibee Group, ông lớn của mô hình kinh doanh nhà hàng chuỗi tại Philippines.

Jollibee bỏ ra tới gần 2.200 tỷ đồng để dần thâu tóm và nâng tỷ lệ sở hữu tại Highlands Coffee lên mức 60% như thời điểm hiện tại. Thậm chí, công ty này từng có ý tưởng đưa chuỗi cà phê số một Việt Nam lên sàn chứng khoán.

Doanh thu của Highlands Coffee đạt 2.200 tỷ đồng năm 2019, tăng trưởng 35% và tiếp tục vươn đến mức đỉnh mới. Biên lợi nhuận gộp đạt mức cao 69%, cải thiện dần qua từng năm. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế rơi về mức 84 tỷ đồng, giảm 35% so với năm trước đó. Giai đoạn 2017 – 2018, lợi nhuận ròng của Highlands Coffee đạt mức cao nhất khoảng 130 tỷ đồng.

Sự chững lại của "ông vua" chuỗi cà phê có thể đến từ sự vươn lên mạnh mẽ của các thế lực khác. Ba cái tên rất đáng chú ý là Phúc Long, Starbucks và The Coffee House. Năm 2019, cả ba đơn vị này đều chạm đến quy mô doanh thu 700 – 800 tỷ đồng, và tỏ ra khá cân sức.

Trong cuộc chiến chuỗi cà phê, những cái tên nội đang chiếm ưu thế. Bên cạnh việc tận dụng tốt ưu thế nước chủ nhà với nguồn nguyên liệu dồi dào, giá tốt, thực đơn của chuỗi cà phê Việt luôn có đầy đủ những món đồ uống truyền thống, vốn đã quen thuộc với người dân địa phương. Rõ ràng, bạn sẽ không thể vào Starbucks và gọi một ly nâu đá, điều này làm giảm sức thân thiện của chuỗi nước ngoài đối với khách hàng.

The Coffee Bean & Tea Leaf là một ví dụ của việc không thành công. Những năm gần đây chuỗi này liên tục đóng bớt cửa hàng kém hiệu quả, đặc biệt tại khu vực phía Bắc. Doanh thu trong 4 năm gần đây của The Coffee Bean & Tea Leaf liên tục sụt giảm, thậm chí còn không có lãi gộp. Ở chiều ngược lại, mức lỗ gia tăng lên gần 30 tỷ đồng trong cả 2018 và 2019.

Một chuỗi cà phê lớn khác cũng lỗ nhiều năm nay là Trung Nguyên. Công ty Franchising dù tăng trưởng doanh thu, biên lãi gộp duy trì 65% nhưng thua lỗ ngày càng nặng. Trong năm gần nhất, chuỗi này đem về 409 tỷ đồng doanh thu và lỗ 50 tỷ đồng.

Nhật Hạ 

( Tổng Hợp)

Theo Phụ Nữ Mới