Quá tải y tế: Chuyện không phải của riêng nước nào

Trong bối cảnh hậu Covid-19 và lạm phát tăng cao, hệ thống y tế của nhiều nước phát triển gặp không ít khó khăn, rơi vào trạng thái quá tải.
Một trung tâm cấp cứu ở Bellingham, Wash, Mỹ. Ảnh: nbcnews.
Một trung tâm cấp cứu ở Bellingham, Wash, Mỹ. Ảnh: nbcnews.

Khủng hoảng tiền

Y tế nước Anh đang gặp nhiều khó khăn hậu Covid-19. Theo The Guardian, Dịch vụ Y Tế Quốc gia (NHS) và các hệ thống chăm sóc xã hội hiện đang trong tình trạng thiếu thốn tài chính nghiêm trọng. Được biết tháng 9 năm ngoái, Bộ Y tế Anh đã ra thông báo sẽ thành lập quỹ 500 triệu bảng hỗ trợ NHS, song cho đến nay vẫn chưa có hành động cụ thể.

Trong khi đó, ở Trung Quốc, các quỹ bảo hiểm - vốn được trích ra từ thuế lao động - cho bệnh viện với mục đích chăm sóc bệnh nhân ở các thành phố đã dần cạn kiệt. Luật pháp đang yêu cầu các chính quyền thành phố phải tiến hành bổ sung, khắc phục khoản thâm hụt lớn này. 

Nhiều thành phố lựa chọn giải pháp bớt quỹ tiền nộp vào bảo hiểm sức khỏe cá nhân để trả tiền thuốc và ngoại trú của tầng lớp trung lưu.  Một nguyên nhân khác dẫn đến nguồn doanh thu chính của các thành phố bị thu hẹp là do ảnh hưởng từ bất động sản.

Nước Mỹ lại đối mặt với việc chi phí khám chữa bệnh tăng cao. Tạp chí Forbes cũng cho biết hiện nay có rất nhiều cơ sở hành nghề y (nhiều chỗ có đến hàng trăm bác sĩ) được các công ty cổ phần tư nhân tiếp quản. Từ năm 2013 đến năm 2016, các công ty đã mua lại 355 cơ sở y tế, 4 năm sau con số tăng thêm 578, và tiếp tục tăng cho đến bây giờ. 

Hiện nay tại Mỹ, nhiều trung tâm cấp cứu nổi lên, và thường cung cấp dịch vụ điều trị rẻ hơn so với khoa cấp cứu của bệnh viện. Theo Hiệp hội Cấp cứu Mỹ (The Urgent Care Association) trên khắp nước Mỹ đã xuất hiện 11,150 trung tâm cấp cứu với mức tăng 7% mỗi năm. 

Theo các nhà nghiên cứu ước tính, có khoảng 25-45% các phòng cấp cứu hiện đang thuộc sự quản lý của các công ty tư nhân, trong đó có cả Envision Healthcare, một dịch vụ y tế trên toàn quốc. Mục đích của những công ty này là sau 3-5 năm có thể bán lại dịch vụ y tế cho công ty khác với mức lợi nhuận khổng lồ.

Số lượng bệnh nhân tại các trung tâm cấp cứu của Mỹ đã tăng 60% kể từ năm 2019.
Số lượng bệnh nhân tại các trung tâm cấp cứu của Mỹ đã tăng 60% kể từ năm 2019.

Loay hoay giải pháp

Cuối năm 2022, theo thống kê, người dân Anh phải chờ hơn 12 giờ để có thể được nhập viện khẩn cấp. Các bệnh viện chật kín bệnh nhân, cũng không thể tiếp nhận theo người mới. Một vài nguyên nhân được cho là bởi ảnh hưởng Covid, tình hình chi tiêu vốn, chăm sóc xã hội, nhân sự và các chu trình khó khăn cứ tiếp tục quay vòng.

Các cơ sở y tế trong tình trạng quá tải buộc người Anh phải đóng thuế nhiều hơn, song họ vẫn không có cơ hội được thăm khám. Chính vì vậy, đến bệnh viện tư nhân thăm khám đang là xu hướng phát triển tại Anh.  Theo CNN, một vài chuyên gia đang lo ngại liệu dịch vụ y tế NHS có “sụp đổ”.

Ở Mỹ, việc đặt lợi nhuận lên cao đã tạo một áp lực lớn cho người bệnh. Nhất là các chi phí đi khám bệnh ở Mỹ từ trước đến nay luôn rất đắt đỏ. Nghiên cứu mới gần đây cho biết rất nhiều người tại Mỹ đang “trì hoãn” thăm khám tại bệnh viện vì chi phí quá cao.

Khảo sát vào đầu năm nay của Viện Gallup đã tiết lộ 38% người Mỹ cho biết trong vòng một năm qua, bản thân họ hoặc một thành viên khác trong gia đình không đến bệnh viện khám bệnh. Thậm chí khoảng 27% những người mắc bệnh nặng, có mức độ nghiêm trọng thấp hoặc cao cũng không đi khám vì lo ngại chi phí.

Kêu gọi đầu tư cho NHS. Ảnh: Amer Ghazzal/REX/Shutterstoc
Kêu gọi đầu tư cho NHS. Ảnh: Amer Ghazzal/REX/Shutterstoc

Chưa kể, việc các công ty “đổ xô” bỏ tiền mua lại các khoa cấp cứu khiến trong các trường hợp khẩn cấp, bệnh nhân sẽ không có lựa chọn mà phải đến cơ sở cấp cứu gần nhất, và các công ty bảo hiểm cũng không can thiệp được vào chuyện này. Nhiều khoa khác tại các bệnh viện như X-quang, bệnh lý, gây tê cũng đang ký hợp đồng với các công ty cổ phần. Nhà kinh tế - y tế học tại Đại học Rice (Mỹ), Vivian Ho, cho biết: “Đây là một giải pháp hợp lý cho các bệnh nhân có tình trạng sức khỏe không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mắc bệnh mãn tính, các trung tâm này không phải một lựa chọn tốt”.

Còn Trung Quốc, giải pháp bớt tiền quỹ bảo hiểm đã dẫn đến làn sóng phản đối chính sách gay gắt. Nhiều nhóm người đã tập trung tại các trụ sở để bày tỏ sự phản ứng. Ông Chen Guangyao, 59 tuổi, không có mặt trong buổi biểu tình nhưng cũng đầy tức giận: “Đó rõ ràng là tiền của chúng tôi. Việc chính phủ lấy tiền từ túi người dân như vậy là đang xâm phạm lợi ích của chúng tôi”.

Những người biểu tình phản đối chính sách bảo hiểm y tế ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Keith Bradsher/ The New York Times
Những người biểu tình phản đối chính sách bảo hiểm y tế ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: Keith Bradsher/ The New York Times

Hương Giang (T/h)

Bộ Y tế gia hạn gần 8.800 thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế.

Bộ Y tế gia hạn gần 8.800 thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế.

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế ngày 8/2 có quyết định gia hạn gần 8.880 thuốc, vaccine và sinh phẩm y tế đến hết ngày 31/12/2024.