PGS.TS.BS Trần Hải Yến là người tiên phong và có nhiều đóng góp quan trọng trong việc đưa các kỹ thuật điều trị tật khúc xạ tiên tiến nhất về Việt Nam.
Năm 1983, PGS.TS.BS Trần Hải Yến thi vào trường Đại học Y khoa Hà Nội và được cử đi học tại Nga - trường Y nhi Leningrad (nay là Viện Hàn lâm Nhi khoa Quốc gia St. Petersburg) một trong những trường Y lâu đời nhất của Cộng hòa liên bang Nga, hiện trường là thành viên của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Năm 1990, Bs Yến tốt nghiệp về nước chuyển vào TPHCM học chuyên ngành Nhãn khoa, sau đó làm việc tại Bệnh viện Mắt TPHCM. Sau gần 10 năm đi qua các chuyên khoa sâu của Nhãn khoa: Giác mạc, Chấn thương, Đáy mắt…
Năm 2000, khi tham gia khóa đào tạo phẫu thuật viên LASIK tại Trung tâm Mắt quốc gia Singapore (SNEC - Singapore National Eye Center), Bs Yến là một trong những phẫu thật viên khúc xạ đầu tiên tại Việt Nam và là người tham gia tạo dựng khoa khúc xạ đầu tiên của Việt Nam tại Bệnh viện Mắt TPHCM với vai trò Trưởng khoa Khúc xạ từ năm 2000 đến 2010. Từ tháng 11/2010, Bs Yến đảm nhiệm trọng trách mới là Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt TPHCM để tiếp tục cống hiến cho sự phát triển của ngành Mắt Việt Nam. Hiện Bs Trần Hải Yến là Giảng viên thỉnh giảng của Đại học Y Dược TPHCM và Đại học Y Phạm Ngọc Thạch. Thực hiện công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị chuyên khoa Mắt trên cả nước. Tháng 2 năm 2014, Bs Trần Hải Yến vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Thầy Thuốc ưu tú vì sự nghiệp cống hiến sức khỏe cho Nhân dân.
PGS.TS.BS Trần Hải Yến. |
Bên cạnh đó, PGS. TS. BS Hải Yến còn là thành viên của hội phẫu thuật khúc xạ đục thủy tinh thể Mỹ (American Society of Cataract and Refractive Surgery), Hội Nhãn khoa Mỹ (American Academy of Ophthalmology), Ban chấp hành Hội Nhãn khoa Việt Nam. Tham gia một cách tích cực vào các hội nghị chuyên môn của Nhãn khoa trong khu vực cũng như tại nhiều nước phát triển (với các báo cáo chuyên môn tại Nhật, Đài Loan, Mỹ, Hồng Kông, Tây Ban Nha, Pháp, Hàn Quốc)… qua đó đóng góp cho sự nghiệp tạo dựng vị trí, tên tuổi và uy tín của ngành phẫu thuật khúc xạ Việt Nam đối với các đồng nghiệp quốc tế.
Theo PGS.TS.BS Trần Hải Yến, không phải ai cận thị cũng đều có thể điều trị bằng laser. Mọi phương pháp laser hiện đại nhất đều không có hiệu quả với người cận thị nặng, giác mạc mỏng hoặc nghi ngờ bệnh lý giác mạc chóp. Thay vào đó, giới chuyên môn sử dụng kỹ thuật ICL (Implantable Collamer Lens) có thể chữa cận thị đến 18 độ, viễn tối đa 10 độ, loạn 6 độ cho người giác mạc mỏng. Đây là loại kính nội nhãn cấu tạo từ chất collamer, được đặt trước thủy tinh thể tự nhiên của mắt để điều trị cận thị nặng, giúp người cận nhìn rõ nét mà không phải phụ thuộc vào kính cận. ICL còn xa lạ ở Việt Nam, do tỷ lệ người cận thị cao không nhiều.
Với phẫu thuật ICL, bác sĩ sẽ đặt thấu kính nhỏ, trong suốt, mềm dẻo và mỏng như sợi tóc vào trong mắt, không làm thay đổi độ cong, chiều dày, sự bền vững của giác mạc. ICL can thiệp vào nội nhãn, không tác động vào giác mạc, nên phù hợp với mắt không thể laser giác mạc. ICL có dải điều trị cận thị đến 18 độ, viễn tối đa 10 độ, loạn 6 độ. Đối tượng áp dụng là người từ 18 tuổi trở lên có độ khúc xạ ổn định và thoả mãn các tiêu chuẩn chuyên môn. Thời gian làm phẫu thuật ICL cũng khoảng 10 phút. ICL là loại kính chuyên biệt cho từng cá thể, được sản xuất tại Thuỵ Sĩ. Hai kính cùng có công suất điều trị 10 độ cận, song không thể dùng chung một loại cho hai bệnh nhân. Thậm chí có những bệnh nhân hai mắt có cùng độ cận, vẫn phải dùng hai kính khác nhau, vì các thông số của hai mắt không giống nhau.
Bs Trần Hải Yến đã đã phẫu thuật hơn 30.000 ca khúc xạ thành công. |
Sau nhiều năm làm việc và cống hiến ở vị trí bác sĩ mắt giỏi TPHCM, Bs Trần Hải Yến cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Quan trọng hơn cả đó là sự hết lòng dành cho bệnh nhân. Nữ bác sỹ luôn tâm niệm: "Thầy thuốc là chiếc thang để đưa bệnh nhân trở lên mặt đất nếu lỡ có người bị trượt ngã xuống đáy giếng bệnh tật đầy thử thách của cuộc đời! Tôi hạnh phúc và vinh dự khi được làm một trong những chiếc thang đơn sơ đó". Tâm nguyện và phấn đấu hết mình bằng cách không ngừng hoàn thiện công việc chuyên môn, nâng cao chất lượng dịch vụ, gây dựng đội ngũ kế thừa, xây dựng một phong cách làm việc chuyên nghiệp, Bs Trần Hải Yến hy vọng sẽ đóng góp một phần rất nhỏ của mình để mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người bệnh và gia đình của họ.
Câu chuyện khám phá vùng đất cửa biển của nữ tiến sĩ mê khảo cổ
Khảo cổ học là nghề được cho không phù hợp với nữ giới. Nhưng vẫn có bóng hồng ngày đêm cặm cụi trên công trường khảo như Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu.