Ranh giới mong manh giữa "lấy cảm hứng" và "chiếm đoạt văn hóa"

Dưới sức ép của dòng chảy mạng xã hội, các thương hiệu tự đặt mình vào thế “khó” khi chạy theo xu hướng mà bỏ quên yếu tố văn hóa.

Chiếm đoạt văn hóa dường như là một trong những đề tài “nóng hổi” gây xôn xao. Ranh giới giữa việc “lấy cảm hứng” và “chiếm đoạt” văn hóa là vô cùng mong manh. Giới mộ điệu có thể dễ dàng tìm thấy nguồn cảm hứng sáng tạo từ văn hóa và nghệ thuật thông qua các tạo tác thời trang của các nhà mốt danh tiếng. Tuy nhiên, khi có hình bóng của các yếu tố văn hóa thì chia thành 2 loại đó là ton vinh hoặc chiếm đoạt. 

Bốn kinh đô Anh, Mỹ, Italy và Pháp đều là quê nhà của hầu hết các thương hiệu thời trang xa xỉ mang nét cổ điển, sang trọng và chỉn chu với nhiều lớp trang phục, phụ kiện. Khi xâm nhập thị trường Á Đông, họ dã nên những phép lai phù hợp với văn hóa. 

Ranh giới mong manh giữa

Có không ít nhà thiết kế sử dụng yếu tố văn hóa làm chất liệu sáng tạo như có thể kể đến bộ sưu tập Chanel Métiers d’Art 2011 của nhà thiết kế Karl Lagerfeld với những bộ trang phục lấy cảm hứng từ đồ truyền thống Ấn Độ như saree, anarkalis và salwar-kameez; bộ sưu tập Gucci Thu Đông 2019 với chiếc mũ Indy Turban của người theo đạo Sikh; và còn nhiều trường hợp khác.

Dù không thể xác định lai lịch thật sự nhưng giới mộ điệu xem đó là tài sản chung của nền thời trang. Riêng những dấu ấn mang bản sắc đặc trưng của các dân tộc, tôn giáo và quốc gia cần phải được tôn trọng.

Chiếm đoạt văn hóa không còn là vấn đề khi các nhà mốt chia sẻ rõ ràng về nguồn cảm hứng về nền văn hóa mà họ khai thác trên các món đồ thời trang. Đất nước sở hữu nền văn hóa đó mới có thể cảm nhận được sự trân trọng và tôn vinh của thương hiệu với họ. 

Năm 2012, Victoria's Secret đã vấp phải sự phản đối của một bộ phận công chúng khi đưa siêu mẫu Karlie Kloss lên sàn trong một thiết kế nội y được cách tân từ hình ảnh cô gái da đỏ. Trang phục này bị quy chụp là xúc phạm bộ tộc người da đỏ tại Mỹ. 

Ranh giới mong manh giữa

BST Xuân/Hè 2013 của Prada đã tạo ra nhiều luồng dư luận trái chiều với hình ảnh của những bông hoa cánh tròn vô cùng đáng yêu, ngộ nghĩnh. Một bên thì hưởng ứng sự kết hợp tuyệt vời giữa vẻ đẹp cổ điện và cách tân, của hơi thở châu Á và thời trang châu Âu. Bên còn lại thì có một cảm nhận khác về sự kết hợp này. Theo họ, Prada đã sử dụng khá nhiều họa tiết, hoa văn Nhật Bản với hình ảnh khiến người ta liên tưởng đến các Geisha - một đề tài nhạy cảm trong văn hóa Nhật. Những "dấu ấn" này đã bị bóp méo đi, tạo nên một sự "lai căng, mất gốc" theo ý kiến của nhiều người. 

Ranh giới mong manh giữa

Tại BST Xuân/Hè của thương hiệu Dolce & Gabbanna,nữ ca sĩ/rapper tên Azealia Banks đã cáo buộc Dolce & Gabbanna lạm dụng hình ảnh những phụ nữ da đen với trang phục sặc sỡ vào các thiết kế của mình, qua đó gợi nhớ đến những "Mammy" (vú em) trong thời kỳ chế độ nô lệ vẫn làm chủ nước Mỹ và một định kiến về phân biệt chủng tộc. Dolce & Gabbanna đã giải thích rằng những hình ảnh như trên được lấy cảm hứng từ nguồn gốc của những người Sicilian - những người châu Phi đầu tiên định cư tại đảo Sicily.

Đầu tháng 2/2019, Gucci trở thành “tâm điểm chỉ trích” khi hé lộ hình ảnh thiết kế áo len mang hơi hướng phân biệt chủng tộc. Nhà mốt Ý đã nhanh chóng lên tiếng xin lỗi và gỡ bỏ sản phẩm khỏi toàn bộ hệ thống bán lẻ. Chưa đầy 1 tuần sau, nữ ca sĩ Katy Perry và dòng giày cùng tên tiếp tục đi theo “vết xe đổ” của Gucci khi ra mắt các thiết kế mô phỏng gương mặt của người da đen (blackface imaginery). 

Dolce & Gabbana có lẽ là cái tên “thị phi” nhất trong năm 2018 khi liên tiếp gây ra các bê bối kỳ thị chủng tộc và mất trắng” tại thị trường Trung Quốc. Sau chiến dịch quảng bá cuối năm 2018, thương hiệu Ý rơi vào tình trạng bị “tẩy chay” tại đất nước tỷ dân.

Vừa qua, Dior lại bị các cư dân mạng đã cáo buộc “chiếm đoạt văn hóa” đối với các bức tranh hoa và chim truyền thống của Trung Quốc sau khi dòng áo mới của hãng có họa tiết giống các bức tranh truyền thống Trung Quốc.

Trên trang web của mình, thương hiệu xa hoa bậc nhất thế giới đã giới thiệu sản phẩm mới với tên gọi đầy tính biểu tượng, Jardin d'Hiver (khu vườn mùa đông). Trong các bức ảnh so sánh được đăng trên Sina Weibo, có thể thấy kiểu vẽ chim và hoa đặc trưng của dòng tranh Hoa Điểu Trung Quốc trên chiếc áo len màu vàng mới, một phần của bộ sưu tập thu đông 2022 của Dior.

Ranh giới mong manh giữa

Trước đó, nhãn hàng này từng bị chỉ trích khituyên bố rằng chiếc váy trị giá 3.800 USD đã sao chép thiết kế từ một loại quần áo truyền thống của Trung Quốc có tên "Mamianqun", được gọi là váy Mã Diện. Dù vẫn chưa giải quyết các khiếu nại, nhưng hãng đã ngừng bán chiếc váy ở Trung Quốc đại lục. Các sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài cũng tham gia các cuộc biểu tình phản đối hành vi chiếm đoạt văn hóa nhưng không lên tiếng giải trình và xin lỗi của Dior. 

Tháng 11/2021, Dior đã gây ra sự phẫn nộ và chỉ trích từ công chúng ở Trung Quốc khi công bố một bức ảnh bị cho là bôi nhọ phụ nữ Trung Quốc. Bức ảnh được trưng bày tại triển lãm thời trang của Dior với hình ảnh một người mẫu có đôi mắt một mí và làn da ngăm mặc trang phục truyền thống của Trung Quốc và cầm một chiếc túi Dior. Sau đó nhãn hàng phải lên tiếng xin lỗi: "Đây chỉ là một bức ảnh nằm trong dự án nghệ thuật. Thương hiệu sẽ tiếp tục tôn trọng tình cảm của người dân Trung Quốc, tuân thủ luật pháp Trung Quốc và hợp tác với các cơ quan liên quan để xem xét nghiêm ngặt tất cả các tác phẩm sẽ được trưng bày trước công chúng".

Hầu hết thương hiệu và tập đoàn bán lẻ đều phát triển một bộ phận riêng biệt chuyên giải quyết những cáo buộc “chiếm đoạt văn hóa”. Dưới sức ép của dòng chảy mạng xã hội, các thương hiệu tự đặt mình vào thế “khó” khi chạy theo xu hướng mà bỏ quên các vấn đề nhạy cảm về văn hóa. 

Bên cạnh đó còn có vấn đề đạo nhái trang phục truyền thông của nước khác. Năm 2019, y, mạng xã hội lan truyền bài viết của tờ China Daily đăng tải các thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam đi kèm nón lá, mấn đội đầu và gọi đó là 'phong cách Trung Quốc' khiến nhiều người phẫn nộ. Mặc dù bộ sưu tập đến từ thương hiệu Ne Tiger (Trung Quốc) đã được giới thiệu trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Trung Quốc Xuân - Hè 2019 vào tháng 10.2018 song sự việc vẫn thu hút sự quan tâm lớn từ công chúng.

        Loạt trang phục giống hệt áo dài, nón lá của nhà mốt Trung Quốc khiến nhiều người Việt phẫn nộ  ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH CHINA DAILY
Loạt trang phục giống hệt áo dài, nón lá của nhà mốt Trung Quốc khiến nhiều người Việt phẫn nộ

ẢNH: CHỤP MÀN HÌNH CHINA DAILY

Người đọc dễ dàng nhận thấy hàng loạt thiết kế giống hệt áo dài Việt Nam từ kiểu dáng, họa tiết đến các phụ kiện đi kèm mang đậm dấu ấn văn hóa Việt như nón lá hay mấn đội đầu. Nhiều người Trung Quốc vẫn xem đây là “sườn xám” cách tân song có thể thấy hai loại trang phục này khác nhau về kiểu dáng, chiều dài tà áo cũng như cách kết hợp với các phụ kiện.

Đáng nói hơn, trang báo kể trên đề cập đến loạt thiết kế này với tiêu đề: Chinese style delights China S/S Fashion Week (tạm dịch: Phong cách Trung Quốc làm mê mẩn Tuần lễ thời trang Xuân - Hè). Cụm từ “Chinese style” (Phong cách Trung Quốc) khiến không ít người Việt phẫn nộ vì trang báo trên mặc định những trang phục này đều là phong cách của Trung Quốc.

Theo trang Xinhuanet, các thiết kế của Ne Tiger lấy cảm hứng từ trang phục thời Minh và sườn xám thời nhà Thanh sau đó kết hợp với các phụ kiện khác nhau như quần dài, mấn, nón để thêm phần độc đáo.

Thanh Mai

KQXSMB 9/8/2022: Trực tiếp xổ số miền Bắc thứ Ba ngày 9/8/2022

KQXSMB 9/8/2022: Trực tiếp xổ số miền Bắc thứ Ba ngày 9/8/2022

Bạn đọc có thể theo dõi trực tiếp xổ số miền Bắc (xsmb) hôm nay từ 18h15, hoặc xem Kết Quả Xổ Số miền Bắc hàng ngày nhanh và chính xác nhất tại đây.