Kế hoạch này nhấn mạnh nỗ lực của các công ty công nghệ do nhà sản xuất iPhone của Mỹ là Apple và nhà lắp ráp thiết bị Đài Loan Foxconn dẫn đầu nhằm giảm mức độ tiếp xúc của chuỗi cung ứng với Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng thương mại và địa chính trị giữa Bắc Kinh và Washington cũng như sự gián đoạn sản xuất do các biện pháp ngăn chặn COVID-19 của Trung Quốc.
BOE đang đàm phán thuê hàng chục hecta đất tại miền Bắc. Họ đã có một nhà máy nhỏ ở miền Nam, chủ yếu cung cấp màn hình cho Samsung và LG Electronics, nguồn tin của Reuters cho hay.
Hãng tin này cũng nói rằng, BOE dự kiến thuê tới 100 hecta và sử dụng 20% diện tích này cho nhà máy sản xuất hệ thống điều khiển từ xa với chi phí 150 triệu USD. 50 hecta nữa sẽ dành để xây nhà máy sản xuất màn hình, với 250 triệu USD. Các nhà cung cấp của họ sẽ sử dụng 30 hecta đất còn lại, từ nay đến năm 2025.
BOE sẽ tập trung sản xuất màn hình OLED thay vì LCD tại nhà máy này. Apple gần đây sử dụng màn hình OLED cho các thế hệ iPhone mới. Apple hợp tác với BOE từ năm 2021.
Việt Nam gần đây thu hút khoản đầu tư lớn từ các gã khổng lồ điện tử. Hon Hai Precision Industry và Luxshare Precision Industry cũng có kế hoạch lắp ráp nhiều sản phẩm của Apple tại Việt Nam, như laptop hay máy tính bảng.
BOE là hãng sản xuất màn hình lớn nhất Trung Quốc tính theo sản lượng. Ông Kuo Ming-chi – nhà phân tích tại TF International Securities tuần trước dự báo BOE sẽ trở thành hãng cung cấp màn hình lớn nhất cho các mẫu iPhone mới năm 2024.
Tuy nhiên, gã khổng lồ công nghệ Mỹ có kế hoạch bắt đầu sản xuất màn hình di động trong nhà vào năm tới, Bloomberg đưa tin hôm nay (11/1). Apple từ chối bình luận.
Người này cho biết kế hoạch của BOE tại Việt Nam không nhằm mục đích cung cấp cụ thể cho Apple.
Khách hàng Samsung, nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, sản xuất một nửa số thiết bị cầm tay của mình tại Việt Nam trong khi LG có cơ sở hoạt động lớn tại Việt Nam và đang có kế hoạch đầu tư mới.
(Nguồn: Reuters)