Sống trong 3 kiểu gia đình này, trẻ dễ hình thành tính cách nịnh nọt, cố lấy lòng người khác

Giáo dục gia đình ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, sự phát triển của một đứa trẻ.

Trong cuộc sống, bạn đã từng để ý có rất nhiều người không bao giờ dám nói ra suy nghĩ của mình. Họ luôn tuân theo ý kiến của người khác, kể cả khi phải chịu thiệt, cố gắng làm mọi điều khiến đối phương vui vẻ, đến mức gần như là nịnh nọt. Theo các chuyên gia giáo dục, tính cách của một người chịu ảnh hưởng rất lớn từ cách giáo dục của gia đình.

Nếu sống trong 3 kiểu gia đình sau đây thì một đứa trẻ rất dễ hình thành tính cách nịnh nọt, cố gắng lấy lòng người khác mọi lúc, mọi nơi.

1. Gia đình quá nghiêm khắc, cha mẹ ít khi khen ngợi con cái

Một số gia đình rất nghiêm khắc trong việc giáo dục con cái, đặc biệt là những ông bố hiếm khi khen ngợi con. Ngay cả khi đứa trẻ học rất giỏi thì bố mẹ cũng kiệm lời khen. Còn một khi con mắc lỗi, bố mẹ sẽ lớn tiếng mắng mỏ. Đứa trẻ sống trong hoàn cảnh gia đình như vậy rất dễ bị tổn thương và trở thành con rối thỏa mãn những yêu cầu của bố mẹ.

Con sẽ mù quáng chiều lòng bố mẹ, chỉ sợ bố mẹ không vui lòng. Sau này khi ra xã hội, trẻ cũng bị nhiễm tính cách đó, cố gắng làm đồng nghiệp vui lòng, giúp đỡ họ không cần lý do, giúp một cách mù quáng và không biết từ chối đối phương. Lòng tốt này trong mắt người khác thường không được trân trọng. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Kiểu gia đình có bố mẹ kiểm soát con cái quá mức

Nhiều bố mẹ có mong muốn kiểm soát con cái quá mạnh mẽ. Đối với họ, con cái chỉ có thể vâng lời chứ không được bất tuân. Kiểu cha mẹ này tước đi khả năng tự lập của con cái, khiến chúng cho rằng mọi ý kiến của mình đều sai, chỉ có thể nghe theo ý kiến của người khác. Dần dần, trẻ trở nên lạc lối, không dám bày tỏ ý kiến, không có sự tự chủ.

3. Kiểu gia đình có bố mẹ hay cãi vã trước mặt con

Ở nhiều gia đình, bố mẹ khi cãi nhau không hề có ý định vào phòng riêng và vô tư trưng ra bộ mặt gắt gỏng trước mặt con. Kiểu gia đình này cũng rất dễ khiến trẻ có tính cách nịnh nọt, cố lấy lòng người khác. Vì sao lại như vậy?

Sự bất hòa trong gia đình chính là một trong những yếu tố ban đầu khiến trẻ dễ bị tổn thương và bất ổn. Trẻ không hiểu sao người lớn lại cãi nhau, nhiều em cho rằng cha mẹ cãi nhau là vì mình. Dần dần, trẻ để ý đến cảm xúc của người khác, sợ đối phương không vui nên luôn cố tìm cách lấy lòng. Trẻ cũng chú ý mọi hành động của bản thân, không dám tự ý làm gì, không dám nói gì, chỉ sợ những hành động của mình khiến người xung quanh khó chịu, chán ghét. 

Việc trẻ quá quan tâm đến người khác nghĩ gì đều bắt nguồn từ những tổn thương tâm lý thuở nhỏ do cha mẹ gây ra. Chính vì vậy, cha mẹ khi ở nhà cần chú ý đến hành động của mình, đừng hành động sơ suất trước mặt con. 

Thanh Hương

2 câu chuyện khiến nhiều cha mẹ giật mình nhận ra vì sao con cái sau này xa cách, không hiếu thảo

2 câu chuyện khiến nhiều cha mẹ giật mình nhận ra vì sao con cái sau này xa cách, không hiếu thảo

Thương con là bản năng của cha mẹ, dạy con là phép tắc của cha mẹ.